CEO Microsoft sắp đến Đông Nam Á

Ông Satya Nadella sẽ ghé thăm Đông Nam Á vào tuần tới để gặp chính phủ Indonesia, Thái Lan và Malaysia với AI là mục tiêu trọng tâm.

480b4e80 91c1 11e8 83f0 a80d3e06

Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella. Ảnh: Seattle Times.

Wall Street Journal đưa tin Nadella sẽ đến Indonesia vào ngày 30/4, sau đó gặp Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin hôm 1/5 và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim vào 2/5, theo phát ngôn viên của công ty.

Nadella cũng sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ khác và tham dự các sự kiện cho lập trình viên ở mỗi quốc gia. Chuyến đi sẽ đề cập đến các kế hoạch liên quan đến AI của Microsoft trong khu vực.

Microsoft từ lâu đã có quan hệ tốt với Đông Nam Á, một khu vực đang phát triển nhanh chóng với hơn 685 triệu dân. Đây cũng là nơi có nhu cầu cao về các trung tâm dữ liệu và công nghệ tiên tiến để thúc đẩy thương mại trực tuyến, giao dịch số, đồng thời số lượng các start-up công nghệ đột phá đang tăng lên.

Đơn vị điện toán đám mây Azure của công ty, cạnh tranh với các đơn vị của Amazon, Google và Alibaba trong khu vực, đã mở trung tâm dữ liệu Đông Nam Á đầu tiên tại Singapore vào năm 2010 và đã lên kế hoạch trong vài năm để mở các trung tâm ở Indonesia và Malaysia.

Tại Thái Lan, năm ngoái Microsoft đã cam kết hợp tác trong lĩnh vực AI và phát triển cơ sở hạ tầng đám mây với các cơ quan chính phủ.

Các nhà phân tích cũng chỉ ra nhu cầu lớn của khu vực Đông Nam Á đối với các công nghệ có hỗ trợ AI. Điều này giúp tăng lợi nhuận của Microsoft sau khi hợp tác với OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT.

Daniel Ives, giám đốc điều hành của Wedbush Securities cho biết: “Đông Nam Á là một mỏ vàng tiềm năng cho Microsoft khi cuộc cách mạng AI bước vào giai đoạn tăng trưởng tiếp theo”.

CEO den Dong Nam A anh 1

Chuyến đi Đông Nam Á của Satya Nadella sẽ diễn ra ngay sau chuyến ghé thăm của CEO Apple Tim Cook. Ảnh: GeekWire.

Microsoft đã đầu tư khoảng 13 tỷ USD vào OpenAI để giành được 49% cổ phần, giúp đưa tập đoàn trở thành một trong những kẻ thắng lớn trong cuộc đua AI. Động cơ đằng sau chiến lược AI của Microsoft bao gồm Azure và một loạt trợ lý phần mềm AI như Copilot, được hỗ trợ bởi cùng công nghệ đằng sau ChatGPT.

Hôm 25/4, Microsoft công bố doanh thu tăng 17% và thu nhập ròng tăng 20% ​​lên 21,9 tỷ USD trong quý đầu năm 2024. Trong đó, cơn sốt AI tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về phần mềm và dịch vụ đám mây của công ty. Hoạt động kinh doanh Azure đã tăng 31% so với một năm trước đó, với 7% tăng trưởng đến từ các dịch vụ AI.

Theo Wall Street Journal, Microsoft đã tăng cường chi tiêu cho các trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, khiến tổng chi lên đến 14 tỷ USD trong quý trước, tăng từ mức 11,5 tỷ USD trong quý IV/2023. Dịch vụ đám mây của công ty được dùng để lưu trữ ChatGPT, phần mềm do các công ty khởi nghiệp như Mistral và Cohere tạo ra, cũng như các mô hình do những gã khổng lồ công nghệ đối thủ phát hành như Meta AI.

Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri

Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.

Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một “siêu trợ lý” thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức – Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin