Chân tay thường hay thấy lạnh, eo đau nhức, chán ăn… chính là những dấu hiệu cho thấy thận và lá lách, phổi của bạn đang gặp vấn đề.
Nhìn từ góc độ y học, đau đầu không thể chỉ khám mỗi phần đầu, tương tự như vậy, nếu chẳng may bạn bị đau chân cũng không thể chỉ khám ở chân được. Bởi vì khi lá lách, thận yếu thì cũng khiến chân xuất hiện một vài triệu chứng khác thường. Do vậy bác sĩ kiến nghị, qua độ tuổi trung niên, cả nam nữ đều phải chú ý tới những thay đổi ở chân.
1. Hai chân thấy lạnh chứng tỏ thận yếu
Nếu như bạn thường cảm thấy lưng eo bị đau nhức, không làm gì cũng thấy mệt mỏi, hai chân bị sưng phù lên, tay chân lạnh toát; phụ nữ thì gặp tình trạng kinh nguyệt đến muộn, ra ít máu, bụng dưới hay đau nhức hoặc ra nhiều máu đen thì đều phải đặc biệt chú ý.
Những dấu hiệu kể trên chính là triệu chứng điển hình cho việc thận yếu. Nhất là khi bạn không hóp bụng dưới lại được, thậm chí còn cảm thấy bụng dưới đau nhói thì càng phải cẩn thận hơn.
Nếu gặp những tình trạng kể trên, bạn phải nhanh chóng thay đổi những thói quen sống của mình:
– Không được ăn đồ lạnh, sống, cay nóng quá nhiều, tránh đồ dầu mỡ, nhiều tính hàn, đồ khó tiêu hóa, ví dụ như gạo tẻ, đậu phụ, thịt lợn, lạc, chuối… Gặp tình trạng táo bón thì không được ăn gạo nếp, bị tiêu chảy nên tránh uống sữa bò, hải sâm, tôm…
– Bình thường phải chú ý giữ ấm cho cơ thể, không được thức khuya. Mỗi ngày từ lúc 4 giờ đến 6 giờ chiều nên xoa huyệt ở bụng một thời gian ngắn. Mỗi tối sau khi dùng nước nóng để ngâm chân xong thì hãy xoa lòng bàn chân, mỗi lần 5-10 phút, có thể dùng thêm tinh dầu để tăng hiệu quả. Nếu như chân của bạn lạnh nhưng tay lại nóng ran thì thận chắc chắn đang khá yếu.
Người thận yếu nên ăn đồ ăn thanh đạm như đậu xanh, mộc nhĩ, hạt sen… Đồng thời nên kết hợp vận động như đi bộ, chạy bộ, tập thái cực quyền…
2. Hai chân sưng phù chứng tỏ lá lách đang yếu
Bác sĩ cho rằng, lá lách, phổi và thận yếu đều có thể khiến cơ thể con người xuất hiện tình trạng sưng phù. Đặc biệt, khi thận bị yếu sẽ thể hiện rõ nhất ở chân.
Khi ấn bụng một cái nhưng sau đó bụng khó quay về trạng thái cũ, xuất hiện tình trạng chán ăn, sắc mặt xám xịt, đây chính là biểu hiện của việc lá lách bị thiếu nước.
Người có lá lách yếu nên dùng khoai mỡ, đại mạch, nhân sâm để nấu thành cháo ăn, duy trì chế độ mỗi sáng ăn một bát như vậy. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm bổ lá lách như thịt gà, táo đỏ, cà rốt, khoai tây.
Tuy nhiên, nên tránh ăn mướp đắng, dưa chuột, cần tây, chuối…. Những thực phẩm này dễ khiến lá lách bị tổn thương. Tránh ăn nhiều những loại thực phẩm dễ khiến việc điều phối khí của lá lách như thịt vịt, thịt lợn, hạt vừng…
Ngoài ra, chuyên gia còn nhấn mạnh rằng, phù chân có rất nhiều nguyên nhân, cho nên khi gặp tình trạng này tốt nhất nên đi khám bác sĩ, tuyệt đối không được tùy tiện uống thuốc.
3. Đầu gối lạnh, chân tay lạnh cứng tỏ mắc chứng lạnh người
Nếu như bạn thường xuyên cảm thấy chân tay lạnh như đá, đầu gối cũng lạnh, thì đây chính là dấu hiệu của người mắc chứng lạnh. Bác sĩ cho rằng nguyên nhân của hội chứng này là do thận yếu khiến tuần hoàn máu tới chân, tay kém.
Đặc biệt phụ nữ đang đến kì, mang thai, mới sinh con xong rất dễ mắc phải hội chứng này. Để giảm nhẹ chứng lạnh người bạn cần ngâm chân với nước nóng, như vậy vừa có thể làm ấm người lại giảm mệt mỏi.
Bên cạnh đó, việc massage thích hợp cũng giúp đầu gối bớt lạnh hơn nhiều.
Dưới đây là những vị trí massage hiệu quả:
– Massage dũng huyền tuyệt (huyệt nằm ở gan bàn chân người)
Dùng tay phải xoa lên chân trái, dùng tay trái xoa lên chân phải, làm như vậy mỗi ngày 100 cái, sau đó xoa các ngón chân 100 cái.
– Massage huyệt khí trung (vùng bụng dưới)
Đầu tiên massage huyệt khí trung, sau đó xoa xuống dưới động mạch ở ngay bên dưới huyệt. Cứ vừa ấn rồi thả ra cho tới khi nào bắp đùi hoặc chân có cảm giác nóng thì thôi.
– Massage huyệt thận du (vị trí hai bên eo)
Dùng lực nhẹ vỗ lên mỗi bên 100 cái, như vậy sẽ giúp eo bớt nhức mỏi, đồng thời giúp cơ thể ấm lên nhanh chóng.
Theo Aboluowang