Chế tạo mỹ phẩm từ trái dừa

TTO – Sinh ra ở xứ dừa Bến Tre, Đinh Thị Hạnh Tâm du học từ Pháp về đã nhận ra từ dừa còn có thể tạo ra nhiều thực mỹ phẩm gắn với đời sống người tiêu dùng trong nước và thế giới.

Chế tạo mỹ phẩm từ trái dừa - Ảnh 1.

Hạnh Tâm (thứ hai từ trái sang) thuyết minh về phản ứng hóa mỹ phẩm từ dừa – Ảnh: T.H

Trước một nguyên liệu dừa đã làm nên sản phẩm, tôi luôn đặt vấn đề: từ nguyên liệu này có thể làm ra sản phẩm hàng hóa có giá trị gì khác nữa.

ĐINH THỊ HẠNH TÂM

Sau đại học, Hạnh Tâm nhận học bổng toàn phần du học cao học ở Pháp ngành hóa thực phẩm. Những năm du học, cô bắt gặp nhiều sản phẩm từ dừa nhưng không phải của Việt Nam mà là Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Tâm không khỏi tiếc cho xứ mình: Bến Tre có nhiều dừa nhưng không có sản phẩm từ dừa mang nhãn hiệu Việt Nam ở thị trường quốc tế.

Thôi thúc và hành động

Trở về quê hương, ý tưởng khởi nghiệp tạo nên những sản phẩm từ dừa gắn với đời sống người tiêu dùng ngày càng thôi thúc Hạnh Tâm. Rất nhiều trăn trở đến với cô gái trẻ khi nhìn thấy giá trái dừa không cao và có lúc rơi tận đáy. 

Dọc theo các con đường, dừa chất đống không có người mua, dừa khô nhà vườn để rụng, vì tiền công thu hái so với giá trái dừa, nhà vườn chỉ lỗ. Nhiều thương lái hôm nay mua dừa, hôm sau dừa rớt giá lại không bán được đã sạt nghiệp.

Những trăn trở của Tâm được sáng ra khi tỉnh Bến Tre phát động chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp với định hướng tận dụng tài nguyên bản địa kết hợp sức mạnh công nghệ chế biến thành những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu mạnh, có giá trị cao.

Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Hạnh Tâm thành lập Công ty cổ phần phát triển thực mỹ phẩm VFARM có trụ sở tại xã Quới Sơn, Châu Thành, Bến Tre. Tâm bắt tay với một bạn tốt nghiệp ngành hóa mỹ phẩm cùng nghiên cứu thực hiện các ý tưởng chế tạo sản phẩm từ dừa.

Tâm cho biết nhãn hiệu của công ty là Coboté – có ý nghĩa là “vẻ đẹp dừa” với mong muốn xây dựng thương hiệu mỹ phẩm dừa nổi tiếng của Bến Tre ra thế giới. Sản phẩm đầu tay của công ty là xà phòng thảo mộc, xà phòng tẩy tế bào chết; rồi đến dầu gội chăm sóc tóc, dầu tắm gội 2 trong 1, sữa rửa mặt, dầu tắm sảy cho trẻ em, son rửa mi, son môi dừa…

20 loại sản phẩm xuất xưởng

Tất cả nguyên liệu chế biến đều được chiết xuất từ dầu dừa là một nguyên liệu có nhiều công dụng trong làm đẹp cho con người như: dưỡng ẩm, phục hồi hiệu quả. Tâm kể: “Trong những sản phẩm đầu tiên, có mặt hàng không dễ tiếp cận thị trường khó tính do sai một tí quy trình kỹ thuật phải thu về hủy bỏ, thiệt hại cả trăm triệu đồng”. 

Không lùi bước, Tâm cùng bạn đồng hành làm lại cho đúng từng quy trình sản xuất, sản phẩm được người tiêu dùng từng bước chấp nhận.

Những sản phẩm sau này chẳng những đạt chất lượng mà còn đẹp, đa dạng kiểu dáng như xà phòng viên kết hợp hoa văn, xà phòng cắt lát nhiều kiểu dáng, xà phòng lá siêu mỏng hình trái tim tiện dụng trong rửa tay sát khuẩn virus corona. 

Công ty sử dụng nguyên liệu các loại củ quả, tinh dầu thiên nhiên tạo nhiều màu sắc khác nhau, mùi hương quyến rũ cho các loại xà phòng, dầu gội kèm với bao bì, nhãn mác kiểu dáng trẻ trung.

“Không bằng lòng với những sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, công ty luôn nghiên cứu nâng chất lượng sản phẩm, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn” – Tâm nói.

Ưu tiên lao động nữ

Với cô gái 8X Hạnh Tâm, bước đầu khởi nghiệp cần “chậm mà chắc”. Hiện các sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ ở nhiều siêu thị trong nước và lên Amazon.

Công ty đang mở rộng sản xuất, đầu tư nhà xưởng lớn hơn. Hiện công ty đang có 20 lao động, sẽ tuyển thêm nhiều lao động nữa, ưu tiên cho các chị phụ nữ tỉ mỉ, khéo tay.

Khởi nghiệp với hoa Đà Lạt Khởi nghiệp với hoa Đà Lạt

TTO – Ở tuổi 34, sau những tháng ngày ‘bầm dập’ ở các chợ hoa tại TP.HCM, Nguyễn Hoàng Đức quay lại Đà Lạt thực hiện ấp ủ cuộc đời: xây dựng thương hiệu hoa hồng Đà Lạt.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin