Chỉ cần xuất hiện 4 dấu hiệu này, là bệnh tiểu đường đã “gọi tên” bạn

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường hiện được coi là “sát thủ dấu mặt” của sức khỏe. Khi có những dấu hiệu cơ bản sau đây, hãy cẩn thận kiểm tra chỉ số tiểu đường càng sớm càng tốt.

TIN MỚI

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường đều xuất phát từ nguyên nhân ăn uống, đa số là không quan tâm đến các khía cạnh an toàn khi ăn. Mặc dù hiện này việc ăn uống của chúng ta đã ngày càng tốt hơn, chất lượng hơn, nhưng các loại bệnh kỳ lạ, nguy hiểm cũng vẫn sinh ra nhiều hơn.

Dù quan tâm hay không, bạn vẫn có thể gặp nhiều người xung quanh mình mắc bệnh tiểu đường, ở nhiều mức độ khác nhau, thậm chí nhiều người không biết họ đã mắc tiểu đường hoặc đang là “ứng cử viên tương lai” của nhóm người mắc bệnh tiểu đường.

Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường, từ đó có thể tự kiểm tra đối chiếu với tình trạng sức khỏe của bản thân.

4 dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

1. Hễ ăn no là buồn ngủ

Thi thoảng sau khi ăn bạn cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi là chuyện bình thường, nhưng nếu thường xuyên có cảm giác như vậy, sẽ là dấu hiệu bạn cần chú ý. Cứ hễ ăn no là buồn ngủ, chứng tỏ việc ăn uống của bạn đang có vấn đề, kết cấu thức ăn trong bữa ăn chưa hợp lý. Đây có thể bắt nguồn từ việc bạn ăn chất carbohydrate (món ăn từ tinh bột) quá nhiều so với quy định.

Nếu bạn ăn như vậy trong một thời gian dài thì có thể sẽ dễ bị đái tháo đường, các loại thực phẩm có chứa carbohydrate nói chung bao gồm các món ăn từ bột mì, tinh bột các loại, đồ uống có đường và các món ăn ngọt.

Chỉ cần xuất hiện 4 dấu hiệu này, là bệnh tiểu đường đã gọi tên bạn - Ảnh 1.

2. Cơ thể biến thành hình quả táo

Cơ thể có hình quả táo là gì? Cơ thể của mỗi người có những hình dạng khác nhau, hình quả táo là để miêu tả người có vòng bụng dày, phần vai và chân nhỏ nhưng phần eo và mông to.

Những người có thân hình quả táo thường có nhiều mỡ bụng, mỡ nội tạng nhiều rất dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến cao huyết áp và tim mạch. Đây cũng là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến mắc bệnh tiểu đường.

Điều quan trọng đối với bạn lúc này là duy trì trạng thái cơ thể bình thường thông qua chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục thường xuyên.

Chỉ cần xuất hiện 4 dấu hiệu này, là bệnh tiểu đường đã gọi tên bạn - Ảnh 2.

3. Cơ thể có triệu chứng tăng cân nhanh

Theo một số kết quả khảo sát, hầu hết những người bị tiểu đường giai đoạn đầu đều có các vấn đề về thừa cân. Đối với những người thừa cân. Một số người mắc bệnh tiểu đường chọn cách giảm lượng calo ăn vào, nhưng điều này cũng không thể giúp họ giảm được cân nặng. Trong trường hợp này thì cần đặc biệt chú ý nhiều hơn đến các biện pháp ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Chỉ cần xuất hiện 4 dấu hiệu này, là bệnh tiểu đường đã gọi tên bạn - Ảnh 3.

4. Huyết áp cao

Theo một số nghiên cứu, gần một nửa trong số những người bị cao huyết áp có bệnh tiểu đường phát triển dần theo thời gian. Nói cách khác, những người bị huyết áp cao, sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm.

Chỉ cần xuất hiện 4 dấu hiệu này, là bệnh tiểu đường đã gọi tên bạn - Ảnh 4.

Giải pháp giúp ổn định lượng đường trong máu

– Chế độ ăn uống hợp lý

Bệnh nhân tiểu đường phải đảm bảo uống đầy đủ nước mỗi ngày, bạn có thể uống một ít nước đun sôi để nguội hoặc trái cây và rau quả, trà loãng… để có thể bổ sung kịp thời lượng nước mà cơ thể sử dụng hoặc làm thất thoát trong các hoạt động bình thường.

Nên điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp và khoa học bằng cách ăn một số rau củ quả tươi, tránh ăn quá nhiều, quá béo.

– Kịp thời điều chỉnh việc sử dụng thuốc hạ đường huyết và insulin

Khi có bệnh tiểu đường, nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ đo đường huyết tại nhà để tiện sử dụng. Nếu chỉ số đường huyết thay đổi thì nên kiểm tra để điều chỉnh lại thuốc hạ đường huyết và insulin.

– Kịp thời điều trị cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác

Bệnh nhân tiểu đường nếu bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tái phát liên tục cũng sẽ có những tác động rất lớn đến sự ổn định lượng đường trong máu. Vì vậy, khi bị cảm lạnh, cần được điều trị kịp thời. Tránh để cảm lạnh trở thành một yếu tố nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu.

– Tập thể dục thường xuyên

Mỗi ngày đều nên tập thể dục với những bài tập thích hợp, điều này có tác dụng vô cùng lớn đối với bệnh nhân tiểu đường, giúp họ ổn định đường huyết. Vận động không chỉ giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch mà còn có tác dụng giúp cải thiện và ổn định đường huyết.

*Theo Health/Sohu

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin