Cắm trại tại đỉnh Phượng Hoàng chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm mới mẻ đối với nhiều người.
Đây là thời điểm đẹp nhất để tới đỉnh Phượng Hoàng bởi những ngọn cỏ xanh đang ngả màu ôm trọn khắp các mảng đồi tạo nên một màu cỏ cháy đẹp như trong tranh. Và mùa này cũng đang nhiều nắng nên vô cùng thích hợp để cắm trại. Bởi vậy, nhất định đừng bỏ qua địa điểm này nhé!
Nói qua 1 chút cho những người chưa biết tới đỉnh Phượng Hoàng, nơi này nằm ở bản 12 Khe, Bắc Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh. Đỉnh Phượng Hoàng hay còn biết đến với cái tên núi Ba Tầng. Nơi đây thuộc địa phận thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chỉ cách thành phố Hạ Long khoảng 40 km và Hà Nội khoảng 135km.
Đối lập với sự ồn ào, đông vui tấp nập của thành phố Uông Bí, đỉnh Phượng Hoàng đẹp thơ mộng như một thế giới hoàn toàn khác bởi không gian bình yên, rộng lớn bao la của đồi núi.(Ảnh: laodong)
Bật mí cho các bạn 1 bí mật, đó chính là khoảng thời gian lý tưởng nhất trong ngày mà bạn nên đi cắm trại tại đỉnh Phượng Hoàng chính là từ chiều hôm trước. Vì như vậy, các bạn vừa có thể săn được hoàng hôn, lại vừa đón được bình minh. Theo đó, hãy lưu ý cân đối thời gian 1 chút nhé.
Còn giờ thì cũng điểm qua 1 số loại chi phí mà bạn sẽ cần bỏ ra cho 1 chuyến đi cắm trại ở đỉnh Phượng Hoàng, xuất phát từ Hà Nội nhé!
1. Chi phí thuê lều và dụng cụ để cắm trại: khoảng 250k/người
Mức giá trung bình để thuê lều là 200k/1 ngày 1 đêm tuỳ theo từng nơi. Ngoài ra, bạn cũng nên thuê thêm 1 bộ bàn ghế để ngồi “chill” trên đỉnh nhé. Giá thuê 1 chiếc bàn về cơ bản sẽ là 100k, còn ghế là 50k cho 1 ngày 1 đêm.
Tuy nhiên, nếu không, bạn cũng có thể lựa chọn thuê luôn lều tại khu vực đỉnh Phượng Hoàng. Tuy nhiên, hãy liên hệ trước để đảm bảo lều trại, bàn ghế và 1 số vật dụng cần thiết vẫn còn đầy đủ nhé.
Nếu thích tự do trải nghiệm thì bạn có thể thuê từ nhà và cầm đi, chi phí chắc chắn sẽ rẻ hơn thuê tại đây một chút đấy. (Ảnh: palettecollectshotel, Nguyễn Minh Chính)
2. Chi phí ăn uống: khoảng 150k/người
Nếu đi camping với lịch trình trong khoảng 2 ngày 1 đêm, di chuyển từ chiều hôm trước thì sẽ là ăn 2 bữa: sáng và tối, tuỳ vào nhu cầu của mỗi người. Các bạn có thể ăn lẩu hoặc nướng với 1 chút mì tôm, ngoài ra nhớ mua thêm 1 chút đồ ăn vặt để đêm đỡ đói. Tổng chi phí mỗi người sẽ hết tầm 150k.
Tuy nhiên, hãy nhớ sơ chế sẵn đồ ăn từ nhà vì ở đây không có nước. Do đó, đừng quên mang theo mì tôm và nước lọc. Ngoài ra, những ai muốn ăn lẩu thì hãy chuẩn bị sẵn từ nhà mang và đi đến đây chỉ việc sơ chế qua thôi.
3. Chi phí di chuyển: khoảng 500k/người
Để đến được đỉnh núi Ba Tầng, bạn có thể di chuyển bằng nhiều cách khác nhau, tùy vào địa điểm bạn xuất phát. Nếu xuất phát từ Hà Nội, thì xe máy và xe khách là 2 phương tiện phù hợp để bạn lựa chọn cho chuyến đi của mình.
Nếu đi xe khách thì giá vé là khoảng 200k/người/lượt. Như vậy, cả đi và về sẽ hết khoảng 400k/người. Đến nơi, nếu không đi xe máy hoặc tay lái yếu không thể tự điều khiển phương tiện, bạn sẽ cần thuê người chở lên với chi phí khoảng từ 50 – 200k.
Như vậy, tổng tất cả các chi phí sẽ rơi vào khoảng 900k/người.
Một trong những trải nghiệm phổ biến nhất đối với du khách khi đến đỉnh Phượng Hoàng chắc chắn sẽ là hoạt động cắm trại thú vị bên người thân và bạn bè. (Ảnh: TRANG.KYO, BEOMHAWW__)
Có 1 lưu ý nhỏ cho các bạn đó là, nhớ mang theo đèn nhé vì buổi tối ở đây rất tối. Ngoài ra, hãy chuẩn bị sẵn nước lọc vì đấy là thứ nước bạn sẽ dùng chủ yếu luôn. Và nhớ chuẩn bị thêm áo ấm, chăn vì sáng và tối ở đây trời rất lạnh.
Chúc các bạn có 1 chuyến đi vui vẻ nhé!