TP HCMBánh Tako Senbei, món ăn đường phố Nhật với bột và hải sản được ép chín, thu hút sự chú ý của giới trẻ khi được một người từng học ở Nhật Bản đem về bán.
Bánh ép Tako Senbei được anh Mai Bá Gia Nguyên, 29 tuổi, mang công thức về Việt Nam sau ba năm du học tại Nhật Bản và bán kết hợp tại cửa hàng bánh ép Huế Omaig của gia đình ở quận 10 từ tháng 6.
Bánh ép Tako Senbei mỏng như tờ giấy, giòn, được phết nước sốt lên khi ăn.
Bánh ép Tako Senbei được anh Mai Bá Gia Nguyên, 29 tuổi, mang công thức về Việt Nam sau ba năm du học tại Nhật Bản và bán kết hợp tại cửa hàng bánh ép Huế Omaig của gia đình ở quận 10 từ tháng 6.
Bánh ép Tako Senbei mỏng như tờ giấy, giòn, được phết nước sốt lên khi ăn.
Hải sản sau khi rửa sạch được đặt vào máy ép nóng do Nguyên đặt từ Nhật, lực ép lên đến một tấn, nhiệt độ 180 độ C. Ép một chiếc bánh trung bình khoảng 10 phút.
“Bánh được ép không đủ lâu sẽ bị nhão, còn ép lố thời gian sẽ bị khét”, Nguyên nói. Anh cho biết thêm những ngày đầu mở bán cứ mười cái lại hỏng hết năm, nhiều khách hàng chờ lâu phải bỏ về.
Hải sản sau khi rửa sạch được đặt vào máy ép nóng do Nguyên đặt từ Nhật, lực ép lên đến một tấn, nhiệt độ 180 độ C. Ép một chiếc bánh trung bình khoảng 10 phút.
“Bánh được ép không đủ lâu sẽ bị nhão, còn ép lố thời gian sẽ bị khét”, Nguyên nói. Anh cho biết thêm những ngày đầu mở bán cứ mười cái lại hỏng hết năm, nhiều khách hàng chờ lâu phải bỏ về.
Nguyên cho biết bản gốc của bánh được ép giòn ở rìa, mềm dần vào bên trong. Bánh của tiệm được ép lâu hơn để cả chiếc đều giòn. Phần nước sốt phết lên bề mặt bánh do Nguyên tự tìm tòi pha chế.
Bánh Tako Senbei size nhỏ có giá từ 30.000 đồng, size trung giá 60.000 đồng. Loại đắt nhất 160.000 đồng do có thêm cua lột. Bánh dùng tại chỗ nóng và giòn hơn so với mang về.
Nguyên cho biết bản gốc của bánh được ép giòn ở rìa, mềm dần vào bên trong. Bánh của tiệm được ép lâu hơn để cả chiếc đều giòn. Phần nước sốt phết lên bề mặt bánh do Nguyên tự tìm tòi pha chế.
Bánh Tako Senbei size nhỏ có giá từ 30.000 đồng, size trung giá 60.000 đồng. Loại đắt nhất 160.000 đồng do có thêm cua lột. Bánh dùng tại chỗ nóng và giòn hơn so với mang về.
Khách hàng của quán chủ yếu là những người hiếu kỳ về hình dạng của bánh, số khác là khách quen của món bánh ép Huế bán từ trước.
Anh Đức Phong và chị Ngọc My lần đầu đến quán sau khi xem được video trên mạng xã hội. Sau khi đi từ quận 11 đến, họ đợi hơn 30 phút để có bánh.
Khách hàng của quán chủ yếu là những người hiếu kỳ về hình dạng của bánh, số khác là khách quen của món bánh ép Huế bán từ trước.
Anh Đức Phong và chị Ngọc My lần đầu đến quán sau khi xem được video trên mạng xã hội. Sau khi đi từ quận 11 đến, họ đợi hơn 30 phút để có bánh.
Tấn Sang, sống tại quận 3, cũng đến quán ăn vì tò mò. Sang và bạn có mặt từ 18h, chờ hơn 20 phút. “Hoa văn tôm trên bánh khá lạ, như cầm một mảnh hóa thạch trên tay”, Sang nói, cho biết bánh ăn ngon hơn khi chấm sốt, trong khi bạn anh không thích nước chấm.
Tấn Sang, sống tại quận 3, cũng đến quán ăn vì tò mò. Sang và bạn có mặt từ 18h, chờ hơn 20 phút. “Hoa văn tôm trên bánh khá lạ, như cầm một mảnh hóa thạch trên tay”, Sang nói, cho biết bánh ăn ngon hơn khi chấm sốt, trong khi bạn anh không thích nước chấm.
Vân Anh và nhóm bạn là sinh viên đến ăn vào chiều tối 10/8 và phải chờ gần một tiếng để mua ba chiếc bánh.
Vân Anh cho biết hương vị bánh vừa ăn, không bị mặn, chấm với nước sốt giúp bánh có thêm vị chua nhẹ, hòa quyện với vị mặn ngọt. Tuy nhiên, giá “hơi mắc với học sinh, sinh viên”.
Đến vì hiếu kỳ, có những khách quyết định bỏ về vì phải chờ lâu. “Mua một cái bánh phải chờ gần 20 phút rất ảnh hưởng đến công việc”, chị Ngọc Trâm, sống tại TP Thủ Đức, nói.
Vân Anh và nhóm bạn là sinh viên đến ăn vào chiều tối 10/8 và phải chờ gần một tiếng để mua ba chiếc bánh.
Vân Anh cho biết hương vị bánh vừa ăn, không bị mặn, chấm với nước sốt giúp bánh có thêm vị chua nhẹ, hòa quyện với vị mặn ngọt. Tuy nhiên, giá “hơi mắc với học sinh, sinh viên”.
Đến vì hiếu kỳ, có những khách quyết định bỏ về vì phải chờ lâu. “Mua một cái bánh phải chờ gần 20 phút rất ảnh hưởng đến công việc”, chị Ngọc Trâm, sống tại TP Thủ Đức, nói.
Nguyên cho biết những hôm quán đông khách, máy móc làm việc hết công suất dẫn đến bị hỏng, chỉ còn một máy hoạt động. Hiện anh đã liên lạc với đối tác để đặt thêm máy mới với hy vọng rút ngắn thời gian phục vụ.
Quán mở cửa từ 11 đến 22 giờ mỗi ngày. Khách đến trong khung giờ cao điểm sau 17 giờ có thể chờ hơn 30 phút, khung giờ khác chờ 10-15 phút.
Không gian trong quán có tầng trệt với hai bàn bốn chỗ, tầng một có 6 bàn. Ngoài ra, quán có kê 3-4 bàn ở vỉa hè trước cửa, khách đến chủ yếu ngồi tại vị trí này hoặc mua mang về. Khách phải tự trông giữ xe.
Nguyên cho biết những hôm quán đông khách, máy móc làm việc hết công suất dẫn đến bị hỏng, chỉ còn một máy hoạt động. Hiện anh đã liên lạc với đối tác để đặt thêm máy mới với hy vọng rút ngắn thời gian phục vụ.
Quán mở cửa từ 11 đến 22 giờ mỗi ngày. Khách đến trong khung giờ cao điểm sau 17 giờ có thể chờ hơn 30 phút, khung giờ khác chờ 10-15 phút.
Không gian trong quán có tầng trệt với hai bàn bốn chỗ, tầng một có 6 bàn. Ngoài ra, quán có kê 3-4 bàn ở vỉa hè trước cửa, khách đến chủ yếu ngồi tại vị trí này hoặc mua mang về. Khách phải tự trông giữ xe.
Bài và ảnh: Bảo Trâm