Chọn người xông đất năm Nhâm Thìn thế nào?

Người xông đất đầu tiên trong một năm phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo từ chọn người, chọn tuổi và chọn giờ xông đất.

TIN MỚI

Theo truyền thống văn hóa phương Đông, người Việt Nam có tục xông
đất mở đầu năm mới mong gặp may mắn. Người xông đất đầu tiên trong một năm phải
được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo từ chọn người, chọn tuổi và chọn giờ xông đất.

Tục xông đất đầu năm đã trở thành một nét văn hóa đẹp thể
hiện khát khao hướng thiện của người Việt từ nhiều đời nay. Người Việt Nam quan niệm
nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn trong ngày mồng một Tết thì cả năm sẽ được
tốt lành, thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì
thế mà rất quan trọng. Bởi thế cứ đến dịp cuối năm, hầu như ai cũng có ý tìm
chọn trong họ hàng hay láng giềng những người tốt tính và làm ăn phát tài, có
cuộc sống suôn sẻ để “xông đất” nhà mình, tức là người khách đến nhà đầu tiên
trong năm mới.

Lương Y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Việt Nam, chuyên gia
nghiên cứu thiên văn học phương Đông cho biết, thời gian xông đất tốt nhất là
ngay sau giao thừa hoặc buổi sáng mồng Một tết. Người khách đến thăm nhà đầu
tiên trong một năm cũng vì thế mà rất quan trọng.

Xuất phát từ dịch lý, theo âm dương ngũ hành tính tuổi người
xông đất phù hợp. Người xông đất nếu đồng khí (cùng âm hoặc cùng dương) thì kỵ
nhau, đẩy nhau (xấu). Khác khí (âm với dương) thì hút nhau, tương tác với nhau
(tốt). Đó là quan hệ Âm – Dương.

Quan hệ ngũ hành thì tương sinh là tốt, tương khắc là xấu và
đồng hành là tỵ hoà (bằng nhau). Từ đó những người có tuổi tam hợp (cùng cục)
hoặc lục hợp (âm dương) hoặc có thiên can hợp (âm dương) và người có mệnh tương
sinh với nhau là quan hệ tốt hay còn gọi tuổi hợp nhau (có thể hợp tác, quan
hệ, giúp nhau…). Vì vậy, ngày mồng một Tết người ta thường chọn những người hợp
với tuổi gia chủ.

Theo hai nguyên lý trên, 10 Thiên can và 12 địa chi mang
tính xung hợp như sau:

Thiên can hợp: Giáp (dương) hợp Kỷ (âm); Đinh (âm) hợp Nhâm
(dương); Ất (âm) hợp Canh (dương); Mậu (dương) hợp Quý (âm); Bính (dương) hợp
Tân (âm). Ví dụ: Người có thiên can Ất chọn người có thiên can Canh xông nhà và
ngược lại.

Thiên can xung: Theo cơ chế đồng khí và ngũ hành tương khắc:
Giáp xung Mậu (cùng là Can dương) – Mộc khắc Thổ; Ất xung Kỷ (cùng là Can âm) –
Mộc khắc Thổ; Bính xung Canh (cùng là Can dương) – Hỏa khắc Kim; Định xung Tân (cùng là Can âm) – Hỏa khắc
Kim; Mậu xung Nhâm (cùng can Dương) – Thổ khắc Thủy; Kỷ xung Quý (cùng Can âm)
– Thổ khắc Thủy; Canh xung Giáp (cùng Can dương) – Kim khắc Mộc; Tân xung Ất
(cùng Can âm) – Kim khắc Mộc; Nhâm xung Bính (cùng Can dương) – Thủy khắc Hỏa; Quý
xung Đinh (cùng Can âm) – Thủy khắc Hỏa.

Rồng là con vật thiêng trong 12 con giáp.

Địa chi hợp: Lục hợp âm dương có 6 cặp địa chi hợp nhau theo
cơ chế “1 âm + 1 dương”, gọi là “lục hợp”. Tý – Sửu hợp Thổ; Dần – Hợi hợp Hỏa;
Mão – Tuất hợp Hỏa; Thìn – Dậu hợp Kim; Tỵ – Thân hợp Thủy; Ngọ – Mùi (Thái
dương -Thái âm). Ví dụ: Người tuổi Mão chọn người tuổi Tuất xông nhà cho mình
và ngược lại.

Tam hợp cục: Trong 12 chi, cứ 3 chi phối hợp thành một hình
“tam giác đều” đỉnh ở 4 hướng thuộc 4 hành, gọi là “Tam hợp”. Đó là: Thân, Tý,
Thìn: Thủy cục; Hợi, Mão, Mùi: Mộc cục; Dần, Ngọ, Tuất: Hỏa cục. Tỵ, Dậu, Sửu:
Kim cục. Còn Thổ vì ở Trung tâm nên không thành Cục. Ví dụ: Người tuổi Tý chọn
người tuổi Thân hoặc người tuổi Thìn xông nhà cho mình và ngược lại.

Địa chi xung: Các Chi ở các hướng đối nhau và có các hành
tương phản. Đó là:

Tý – Ngọ tương xung (Bắc – Nam; Thủy – Hỏa); Mão – Dậu tương
xung (Đông – Tây, Mộc – Kim); Tý – Hợi tương xung (Hỏa – Thủy); 4. Dần – Thân
tương xung (Mộc – Kim)

Các chi đối hướng và đồng cực, tức đồng khí cũng xung nhau:
5. Thìn – Tuất tương xung (đều là Dương – Thổ); Sửu – Mùi tương xung (đều âm
Thổ)

Địa chi tương hại (Tức là làm hại lẫn nhau, có sáu trường
hợp): Tý – Mùi tương hại (Thủy – Thổ); Sửu – Ngọ tương hại (Thổ – Hỏa); Dần –
Tỵ tương hại (Mộc Thổ); Thân – Hợi tương
hại (Kim – Thủy); Dậu – Tuất tương hại (Kim – Thổ).

Khi chọn người xông nhà cần tìm người hợp về can hoặc chi và
tránh người khắc về can hoặc chi. Nếu được hợp cả can lẫn chi là tốt nhất.
Ngoài cách chọn tuổi theo can chi, người ta chọn theo ngũ hành của mệnh, và
chọn người có mệnh tương sinh với mệnh của gia chủ, tránh người có mệnh khắc
với mệnh gia chủ, nhưng tránh can hoặc chi khắc can, chi gia chủ.

Chẳng hạn như Gia chủ tuổi Quý Hợi (mệnh Thủy) nên chọn
người mệnh Kim (Canh Tuất, Tân Hợi) xông nhà là tốt vì Kim sinh Thủy. Tránh
người có mệnh Thổ (Bính Thìn, Bính Tuất) đến xông nhà vì Thổ khắc Thủy. Ngoài
việc hợp tuổi theo âm dương, ngũ hành, sinh khắc… như trên người đến xông nhà
còn phải là người khoẻ mạnh, tính tình vui vẻ, xởi lởi, tốt bụng, thành đạt…thì
sẽ mang lại may mắn (Phúc, Lộc, Thọ) cho gia chủ. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn
cảnh, điều kiện và mối quan hệ của mỗi người, có thể chọn được người xông nhà
phù hợp ý muốn của mình.

Về tục xông đất đầu năm, Thượng tọa Thích Quảng Tùng – Phó
Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Từ Thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam chia sẻ theo đạo Phật, mỗi một gia chủ khi chọn người xông đất
không nên quá câu lệ, tính toán mà chỉ cần chọn được người đức độ, hiền hậu,
tính tình vui vẻ, tốt bụng để cái phúc, cái đức được nhân lên và được truyền
tới chúng sinh để lấy được may mắn, thành đạt, viên mãn trong cả năm. Việc câu
nệ, tính toán quá mà khi người xông đất không hợp ý muốn sinh ra buồn chán, tức
tối là điều không nên trong năm mới.

Theo Anh Thế – Quốc Đô

Dân Trí

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin