Nhằm gia tăng nguồn lực đầu tư cho hoạt động kinh doanh “trái cây vua” – sầu riêng, Chủ tịch CTCP Big Invest Group (UPCoM: BIG) – ông Võ Phi Nhật Huy đã quyết định chuyển một lượng lớn cổ phiếu cho các cổ đông chiến lược ở mảng nông sản. Vị này cho biết, vụ cuối năm 2024, cả thế giới chỉ có Việt Nam thu hoạch sầu riêng, nên sẽ mang về lợi nhuận lớn khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
“Tăng lực” cho hoạt động kinh doanh trái cây xuất khẩu tỷ USD
Vào tháng 8/2024 vừa qua, Việt Nam được phép nhập sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc thông qua Nghị định thư ký kết chính thức. Nhận thấy cơ hội lớn trong hoạt động kinh doanh trái cây vua – sầu riêng, BIG nhanh chóng tìm kiếm cơ hội hợp tác và nhảy vào mảng kinh doanh nông sản ngay sau đó.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, tháng 11/2024, BIG công bố thành lập hai công ty con chuyên kinh doanh nông sản là CTCP Nông nghiệp Đại Thần Long và CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản BGD. Đồng thời, BIG cũng ký kết hợp tác chiến lược với một loạt các đối tác xuất khẩu sầu riêng lớn.
Với đối tác là các doanh nghiệp chuyên thu mua và xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc có tuổi đời trên 10 năm. Các đơn vị này đều sở hữu nhiều kho chứa (Long An, Tiền Giang, Bình Thuận và Đắk Lắk) với quy mô hơn 60,000m2. Bà Trần Thị Mưa Thao – Tổng Giám đốc BIG cho biết, mỗi vụ sầu riêng (3-4 tháng), các công ty đối tác xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 1,000 tấn sầu riêng tươi, doanh thu trên dưới 2,500 tỷ đồng.
Ông Võ Phi Nhật Huy – Nhà sáng lập và Chủ tịch Big Invest Group
|
Theo ông Kiều Văn Khoa – Phó Chủ tịch HĐQT, BIG sẽ tham gia sâu vào hoạt động kinh doanh nông sản (xuất khẩu, phát triển vùng trồng và hậu cần). Trước mắt, BIG sẽ triển khai xuất khẩu sầu riêng, sau đó là nhiều loại trái cây có lợi thế của Việt Nam. Ông Khoa cho biết, BIG đã ký chiến lược với 3 đối tác khác để xuất khẩu sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh sang thị trường 1.4 tỷ dân là Trung Quốc (CTCP Đầu tư Thương mại quốc tế Phạm Lê, Công ty TMDV XNK PCL và Công ty TNHH Minione). “Đây là hoạt động dự kiến mang về nguồn doanh thu rất lớn cho BIG kể từ quý 4/2024 và thời gian tới”, ông Khoa nói.
Theo ước tính của Chủ tịch Võ Phi Nhật Huy, mảng Thương mại – Xuất nhập khẩu nông sản được dự báo đóng góp khoản doanh thu lớn cho BIG trong năm 2024. Cụ thể, doanh thu năm 2024 của BIG sẽ đạt hơn con số 400 tỷ đồng, vượt xa mục tiêu 250 tỷ đồng đặt ra hồi đầu năm. “Hoạt động kinh doanh nông sản cũng sẽ là bàn đạp để BIG đột phá doanh thu trong các năm tới. Tuy nhiên, mảng này cần nguồn vốn rất lớn”, ông Huy chia sẻ.
Sau đợt tăng vốn hồi tháng 10/2024, BIG trả hết nợ vay ngân hàng và mở ra cơ hội lớn trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nông sản. Trong khi chờ nguồn vốn vay mới và tận dụng tối đa cơ hội vào mùa vụ cuối năm, ông Huy cân nhắc đến nguồn lực sẵn có là bán bớt cổ phiếu.
Sau khi đầu tư 25 tỷ đồng vào BIG, Chủ tịch BIG đăng ký bán ra cổ phiếu để đầu tư mạnh vào sầu riêng
Cụ thể, ông Huy đã đăng ký bán ra 800,000 cp đang nắm giữ, huy động nguồn lực tài chính cá nhân để đầu tư hạ tầng kho vựa, nhà xưởng và hỗ trợ nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh sầu riêng. Sau khi bán thành công, sở hữu của ông Huy tại BIG sẽ giảm từ 23% xuống còn hơn 17% cổ phần với 2.5 triệu cp nắm giữ. Được biết vào ngày 21/10/2024 ông Huy đã đầu tư 25 tỷ đồng để mua 2.5 triệu cp trong đợt phát hành riêng lẻ của BIG với giá 10,000 đồng/cp.
Ông Huy đánh giá, mùa vụ sầu riêng cuối năm là cơ hội hiếm có để thu về nguồn lợi lớn từ xuất khẩu. Ngoài cơ hội Việt Nam được xuất khẩu thêm sầu riêng đông lạnh, theo ông Huy, Việt Nam độc quyền sầu riêng tươi trong mùa sầu riêng nghịch vụ (tháng 10 năm nay đến tháng 2 năm sau). Trong khi đó, đối thủ lớn nhất của Việt Nam là Thái Lan cũng không có sầu riêng để bán cho quốc gia “thèm sầu riêng” là Trung Quốc.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đang không ngừng tăng lên. Trong năm 2023, Việt Nam xuất hơn 2.3 tỷ USD sầu riêng sang Trung Quốc. Nhưng chỉ trong 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 3 tỷ USD. Theo ước tính của ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Việt Nam có thể xuất khoảng 3.5 tỷ USD sầu riêng trong năm 2024, gấp rưỡi giá trị năm 2023.
Gia tăng quy mô doanh nghiệp bằng tài sản và mở rộng nguồn thu tìm kiếm lợi nhuận cho cổ đông
Kinh tế trong 3 năm trở lại đây liên tục biến động và khó đoán, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao. Dù vậy, ban lãnh đạo BIG vẫn không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn và tìm cách gia tăng giá trị cho cổ đông.
Trước hết, có thể thấy, dù nhiều doanh nghiệp cùng ngành báo lỗ và mất khả năng trả nợ, nhưng BIG vẫn kinh doanh ổn định và có lãi. Dù lãi không nhiều nhưng nếu nhìn sang các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khác mới thấy được, những nỗ lực của Ban lãnh đạo BIG là rất đáng quý.
BIG ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác xuất khẩu lớn
|
Bên cạnh đó, BIG cũng liên tục tìm các hướng kinh doanh mới nhằm gia tăng giá trị cho công ty và cổ đông. Mở rộng hoạt động kinh doanh sang nông sản là một trong những nỗ lực của Ban lãnh đạo BIG nhằm gia tăng giá trị cho cổ đông. Mục tiêu là không ngừng sát nhập các tài sản tốt vào công ty. “Do giá trị tăng thêm của công ty đều là tài sản thực, nên giá trị đầu tư đã bỏ ra của nhà đầu tư sẽ không thể mất đi mà chỉ được tăng thêm. BIG sẽ nỗ lực phát triển thêm các mảng kinh doanh tiềm năng nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của BIG và giúp tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông”, ông Huy nói.
Thực tế, giá trị BIG hiện đã gấp 3 lần quy mô cũ bằng các tài sản thực chất chứ không chỉ là hành động vẽ vời “in giấy lấy tiền”, cũng đủ chứng minh cho những nỗ lực trên.
Các cổ đông của BIG cũng nhận thêm tin vui vào những ngày cuối năm 2024 với quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo đó, BIG sẽ danh sách cổ đông vào ngày 4/12 để chia cổ tức với tỷ lệ trên 5%. Đây được xem là nỗ lực không ngừng nghỉ của ban lãnh đạo BIG khi nền kinh tế chung còn nhiều bất ổn. Xa hơn, khi kinh tế chung tăng trưởng trở lại, các mảng kinh doanh mới của BIG phát huy hiệu quả thì nỗ lực gia tăng giá trị cho cổ đông của ban lãnh đạo BIG sẽ phát huy giá trị đầy đủ nhất. Nhất là khi kế hoạch chuyển sàn sang HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) của BIG sẽ được triển khai trong thời gian sớm vào đầu năm 2025.
Dịch vụ