Chưa đáng lo

Nửa đầu năm, cho vay ngoại tệ tăng trưởng mạnh trong khi tiền gửi ngoại tệ có xu hướng giảm. Thực tế này có thể tạo áp lực đối với tỷ giá trong trung hạn song các chuyên gia cho rằng chưa đáng lo.

Mức lãi suất thấp cho vay USD thấp hơn lãi suất cho vay bằng tiền đồng như vậy, cộng với khả năng khó xảy ra việc NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá trong thời gian gần, có thể khiến cho tín dụng ngoại tệ tới đây còn tăng trưởng cao hơn.

Đáng lo là, tiền gửi ngoại tệ được dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm. Lý do là, khi không còn tâm lý đầu cơ găm giữ, doanh nghiệp và người dân sẽ đẩy mạnh bán USD đổi lấy tiền đồng nhằm hưởng lãi suất tiết kiệm cao hơn. Xu hướng ngược chiều giữa huy động và cho vay USD do vậy ngày càng rộng, và điều này sẽ tạo áp lực lên thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, do dư nợ ngoại tệ mới chỉ chiếm khoảng 12 – 13% tổng dư nợ nên chưa có gì đáng lo ngại về tốc độ tăng trưởng của tín dụng ngoại tệ. Hơn nữa, tín dụng ngoại tệ mới phục hồi và ngân hàng luôn kiểm soát chặt đối tượng được vay ngoại tệ.

Ts Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cho biết, hiện nay các ngân hàng thương mại đã chủ động duy trì trạng thái ngoại tệ thấp hơn mức cho phép của NHNN. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng không lo ngại về việc thiếu ngoại tệ trong tương lai, không cần cất trữ, để dành. Ở góc nhìn khác, tín dụng ngoại tệ tăng còn là dấu hiệu cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào năng lực ổn định tỷ giá của NHNN.

Dù chưa nghiêm trọng nhưng NHNN vẫn phải để mắt chấn chỉnh các ngân hàng thương mại kiểm soát cơ cấu tín dụng, khả năng cân đối ngoại tệ của mình, Ts Cấn Văn Lực – chuyên gia của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – khuyến nghị. Theo ông, ngân hàng không nên quá mạnh tay cho vay ngoại tệ, nếu không lại lấn cấn chuyển rủi ro tỷ giá hối đoái sang rủi ro thanh khoản, mất cân đối đầu vào – đầu ra.

Thêm vào đó, nếu quy mô các khoản vay bằng ngoại tệ tiếp tục tăng trong khi huy động đầu vào sụt giảm thì sẽ đến một thời điểm nào đó khi kỳ vọng về việc điều chỉnh tỷ giá quay trở lại, áp lực bù đắp trạng thái có thể sẽ lớn hơn nhiều so với lần điều chỉnh vừa qua khi cộng hưởng từ lực mua của cả doanh nghiệp lẫn các ngân hàng thương mại. Đến khi đó, biên độ điều chỉnh 1% khó đáp ứng đủ kỳ vọng của thị trường.

>>> Nóng tín dụng ngoại tệ

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin