Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Lợi – Thiệt thế nào?

TIN MỚI

Câu hỏi: Luật sư vui lòng cho tôi biết những lợi ích khi từ 1 xưởng
sản xuất nhỏ đăng kí hộ kinh doanh chuyển thành một doanh nghiệp và những thủ
tục, nghĩa vụ cần phải làm khi đăng kí lập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp mà tôi có ý định thành lập đó là kinh doanh mặt hàng gỗ, cụ
thế là tôi thu mua buôn bán lại gỗ cho các xưởng sản xuất đồ gỗ.

Rất mong chờ hồi âm từ phía luật sư, tôi xin cảm ơn!

Trần
Thu tranthukt8892@gmail.com

Luật sư BASICO xin trả lời như
sau:

Nếu bạn quyết định chuyển từ hộ
kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp phù hợp và phổ biến như (Công ty TNHH một
thành viên, Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần) thì bạn sẽ
khắc phục được những nhược điểm của mô hình sản xuất nhỏ (hộ kinh doanh): Không
có tư cách pháp nhân, chủ xưởng kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình; khó phát triển xưởng thành mô hình kinh doanh chuyên nghiệp.
Đồng thời, bạn sẽ được hưởng một số những lợi thế sau đây:

+
Có con dấu riêng;

+
Có thể huy động được sự tham gia
góp vốn của tổ chức, cá nhân khác;

+
Hoạt động dưới tư cách pháp nhân;

+
Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn
trọng phạm vi vốn điều lệ của công ty;

+
Dễ dàng hơn khi vay vốn ngân
hàng;

+
Nộp thuế theo loại hình doanh
nghiệp thay vì theo cá nhân;

+
Nếu kinh doanh thua lỗ thì được
phép phá sản theo Luật Phá sản;

+
Bên cạnh đó, bạn sẽ tận dụng được
những ưu điểm đối với loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn.

Nếu bạn lựa chọn loại hình doanh
nghiệp tư nhân, thì tuy không có tư cách pháp nhân, nhưng vẫn có đầy đủ tư cách
pháp lý của một doanh nghiệp trong các giao dịch. Doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ
có một số hạn chế hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác trong những điểm
kể trên. Tuy nhiên nếu các chủ thể giao dịch hiểu biết pháp luật, thì sẽ tin
tưởng hơn khi giao dịch với doanh nghiệp tư nhân, vì loại hình này chịu trách
nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.

Về thủ tục thành lập doanh nghiệp,
do ngành nghề kinh doanh mặt hàng gỗ không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều
kiện nên bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp gửi đến cơ quan có
thẩm quyền là Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) nơi doanh nghiệp
bạn đóng trụ sở chính. Hồ sơ gồm:

+
Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp;

+
Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo
điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của
các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền. Các thành viên phải cùng nhau
chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

+
Danh sách thành viên công ty lập
theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên phải
có: Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp
thành viên sáng lập là cá nhân; Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ
tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của
người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường
hợp thành viên sáng lập là pháp nhân.

Các mẫu văn bản có trong hồ sơ và
nội dung cần xây dựng, bạn tham khảo các văn bản Pháp luật sau đây:

+ Luật Doanh nghiệp 2005;

+ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh
nghiệp 2005;

+ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 về đăng
ký doanh nghiệp;

+ Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23-01-2007 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

+ Thông tư số 14/2010/TT-BLH ngày 04-6-2010 hướng
dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy
định tại Nghị định 43/2010.NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ về đăng ký doanh
nghiệp.

Luật sư BASICO

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin