Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã “giáng đòn chí tử” vào nền kinh tế, đẩy lùi đà phát triển của đa số ngành công nghiệp. Cú sốc này đã làm biến mất hàng triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nhưng ở một khía cạnh tích cực khác, sự khốc liệt này lại thay đổi việc vận hành kinh tế cũng như dịch chuyển đầu tư giữa các quốc gia.
Các tập đoàn lớn trên thế giới đưa ra kế hoạch dịch chuyển đầu tư sản xuất từ các quốc gia có nguy cơ dịch bệnh cao sang các nước có môi trường đầu tư an toàn hơn. Việt Nam hiện đang là điểm đến sáng giá trong các bản kế hoạch như vậy. Nhưng làm thế nào để thắng được trên trường quốc tế? Đó không chỉ là bài toán của môi trường đầu tư an toàn mà còn là vấn đề nội lực doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ.
Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Điều này đánh thức các doanh nghiệp trong các lĩnh vực từ tài chính ngân hàng, đến y tế, giáo dục và tất nhiên không thể thiếu các doanh nghiệp sản xuất – nền tảng của mọi nền công nghiệp.
Tuy nhiên, một thực tế dễ thấy, dù đồng lòng với mục tiêu xây dựng doanh nghiệp số Việt Nam đủ năng lực đi ra toàn cầu, không ít doanh nghiệp sản xuất không biết bắt đầu từ đâu.
Có thể thấy những thách thức mà các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang phải đối mặt, khi mà công nghệ đang thay đổi mỗi ngày, và cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Trước tiên, phải kể đến bài toán chi phí. Khi quyết định chuyển đổi số, doanh nghiệp chấp nhận thay đổi quy trình, hệ thống, và cả con người. Điều này đòi hỏi một ngân sách đủ lớn để làm đồng bộ, toàn diện, không chắp vá. Khi chưa nhìn thấy một kết quả rõ ràng, việc đầu tư một ngân sách lớn cho hệ thống khiến chủ doanh nghiệp không khỏi lo lắng.
Tiếp theo là những thách thức về thay đổi tư duy ngay trong doanh nghiệp. Chuyển đổi số không phải là câu chuyện riêng của công nghệ mà là bài toán khó của chính con người, những người làm chủ và vận hành doanh nghiệp. Cho dù sở hữu một hệ thống tiên tiến, hiện đại, nhưng tư duy lối mòn lại trở thành rào cản khiến công nghệ không được khai thác và ứng dụng hiệu quả. Bởi vậy, không ngừng học hỏi là không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn vượt qua rào cản về tư duy.
Cuối cùng, lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp của mình chính là thách thức lớn thứ ba mà doanh nghiệp phải đối mặt. Những câu chuyện về công nghệ mới cho ngành sản xuất như AI, machine learning, IoT hay Cloud đang tràn ngập trên mặt báo. Nhưng chính giải pháp chuyên sâu, cải tiến liên tục và sự lựa chọn từ quá nhiều nhà cung cấp lại khiến chủ doanh nghiệp phải băn khoăn. Làm thế nào để có giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình?
Có thể nói, đây chính là những rào cản lớn nhất khiến các nhà máy sản xuất tại Việt Nam loay hoay tìm cách cải tiến và chuyển đổi.
Trong hội nghị bàn tròn cấp cao trực tuyến về sản xuất thông minh ngày 28.01, chuyên gia của Hewlett Packard Enterprise đã chia sẻ với các cơ quan bộ ban ngành và lãnh đạo cấp cao tới từ các tập đoàn lớn: “Trước khi vội vàng tìm cách đi trước, dẫn đầu, doanh nghiệp cần phải giải quyết những vấn đề đang tồn tại, từ đó xây dựng giải pháp tối ưu căn cứ vào đặc thù riêng của mình”.
Cụ thể, doanh nghiệp cần có chiến lược chuyển đổi rõ ràng. Điều này có nghĩa là gì? Hãy vạch ra kế hoạch chi tiết cho hành trình chuyển đổi số trong nhà máy sản xuất của mình. Nó sẽ diễn ra trong bao lâu, qua những giai đoạn nào và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp là gì? Hãy lượng hóa mọi tiêu chí, để có một thước đo rõ ràng nhất, thay vì chìm đắm trong viễn cảnh mơ hồ.
Khi đã vẽ được bức tranh tổng thể về hành trình mình sẽ đi, hãy vạch ra phương án tiếp cận theo từng giai đoạn. Căn cứ vào đặc điểm đặc thù của chính doanh nghiệp mình để chia nhỏ các giai đoạn chuyển đổi cho phù hợp. Việc này giúp nhân lực trong nhà máy dễ dàng nhận biết và thích nghi hơn, doanh nghiệp không phải chịu áp lực quá lớn về chi phí ngay từ đầu.
Thu nạp nhân tài trong lĩnh vực CNTT là một yếu tố quan trọng quyết định thành công chuyển đổi số. Bởi lẽ rõ ràng, một hệ thống hiện đại đòi hỏi vận hành bởi những bộ óc đủ thông minh. Một hệ thống sản xuất tự động hóa đòi hỏi một hạ tầng IT đủ mạnh mẽ.
Những công nghệ tiên tiến nhất trong ngành sản xuất, sẽ giúp doanh nghiệp tăng tốc trong hành trình chuyển đổi, tạo năng lực cạnh tranh vượt trội. Ngày nay, data là nguồn sống của doanh nghiệp, vì vậy hãy tận dụng và khai thác tối đa. Thay thế việc bảo trì hệ thống thủ công, theo thời gian định trước bằng việc cập nhật và sửa lỗi tự động, xác định vấn đề trước khi nó xảy ra với công nghệ IoT và deep machine learning.
Chuyển đổi số không phải câu chuyện của riêng quốc gia, ngành nghề hay doanh nghiệp nào. Bản thân HPE trong những năm vừa qua cũng đang không ngừng cải tiến, phát triển, và thử nghiệm để sở hữu năng lực vượt trội với lợi thế AI và IoT. Khi đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất như Daido, Seagate hay Leica,…HPE đã xây dựng những giải pháp IT riêng để giải quyết những vấn đề đặc thù mà từng doanh nghiệp đang gặp phải.
Seagate kết hợp CNTT và OT với hệ thống HPE Apollo, hệ thống hội tụ Edgeline và dịch vụ AI từ HPE Pointnext Services để thúc đẩy việc ra quyết định và đem lại hiệu quả tốt nhất cho chất lượng sản phẩm và hiệu quả quy trình. Trong khi đó, Leica lại cần đến hệ thống máy chủ HPE Moonshot, Moonshot Cartridges và ứng dụng ảo hóa Citrix để quản trị cơ sở hạ tầng tập trung và đơn giản trong trung tâm dữ liệu giúp giảm chi phí một cách lâu bền.
Như vậy, căn cứ vào vấn đề và mục tiêu của từng doanh nghiệp, sẽ có những giải pháp phù hợp khác nhau trên hành trình chuyển đổi số. Mọi vấn đề đều có lời giải đáp, chỉ cần hỏi đúng người. Vượt qua thách thức chính là lúc để lại đối thủ của mình ở phía sau. Bắt đầu hành trình chuyển đổi số ngay hôm nay!
Tham khảo thêm thông tin về giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất của HPE tại Website: manufacturingdx.com