Chuyên gia cảnh báo những tác hại khôn lường khi dùng tăm xỉa răng: Nhẹ thì rách mô nướu, nặng thì gây nhiễm trùng, phá vỡ thủ thuật nha khoa

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng là thắc mắc của rất nhiều người khi đang có thói quen sử dụng tăm xỉa răng sau mỗi bữa ăn. Mặc dù tăm rất tiện dụng, nhưng lại không phải là cách thích hợp và an toàn nhất để làm sạch thức ăn mắc trong kẽ răng.

TIN MỚI

Tác hại khi dùng tăm xỉa răng

Theo các bác sỹ, người có hàm răng chỉnh tề thì giữa các răng sẽ không có khe hở. Một số người thường dùng tăm để xỉa răng, khiến cho kẽ răng rộng dần ra, thức ăn dễ dắt vào kẽ răng.

Thói quen xỉa răng bằng tăm có thể lấy được thức ăn dư thừa từ trong kẽ răng nhưng có thể ảnh hưởng đến hàm răng và nướu. Khi xỉa răng sẽ vô tình dùng lực khiến cho chân răng dần dần lỏng ra, không những khiến thức ăn dễ dắt vào mà còn dễ gây sâu răng.

Tăm xỉa răng gây mòn răng

Dùng tăm chọc vào giữa hai kẽ răng để loại bỏ các mảnh vụn thực phẩm sẽ gây ra sự mài mòn răng và dẫn đến chảy máu lợi. Việc xỉa răng bằng tăm này diễn ra liên tục trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho toàn bộ các răng.

Chuyên gia cảnh báo những tác hại khôn lường khi dùng tăm xỉa răng: Nhẹ thì rách mô nướu, nặng thì gây nhiễm trùng, phá vỡ thủ thuật nha khoa - Ảnh 1.

Dùng tăm xỉa răng gây nên rất nhiều tổn hại cho nướu cũng như gây nhiễm trùng

Tăm có thể gãy và cắm vào nướu

Với loại tăm kém chất lượng hoặc xỉa răng quá mạnh có thể dẫn đến bị gãy. Đầu tăm lúc này sẽ cắm vào nướu, gây viêm nướu. Vi khuẩn trên tăm và trong khoang miệng từ đó qua vết thương hở đột nhập sâu vào lợi gây viêm và nhiễm trùng.

Thưa răng

Thường xuyên dùng tăm tác động ở cùng một vị trí trên răng trong thời gian dài sẽ tạo ra các lỗ hổng lớn giữa từng chân răng. Những khe răng gây mất thẩm mỹ, thức ăn dễ dàng mắc vào, ảnh hưởng vệ sinh răng miệng.

Hỏng men răng

Men răng là lớp phủ cứng rất quan trọng để bảo vệ răng. Nó chỉ là một lớp bảo vệ rất mỏng, bạn có thể phá vỡ lớp phủ này bằng thói quen xỉa răng bằng tăm.

Nuốt tăm

Nhiều người có thói quen xỉa răng sau đó ngậm tăm, gây mất thẩm mỹ và nguy hiểm nếu vô tình nuốt phải. Tăm có đầu nhọn có thể gây tổn thương họng, phổi, đâm thủng thành đại tràng, thậm chí biến chứng viêm phúc mạc nguy hiểm.

Hơi thở hôi

Việc xỉa răng bằng tăm có thể không loại bỏ được hết những mảnh vụn thực phẩm bám ở các kẽ răng do vậy sẽ gây hôi miệng.

Chuyên gia cảnh báo những tác hại khôn lường khi dùng tăm xỉa răng: Nhẹ thì rách mô nướu, nặng thì gây nhiễm trùng, phá vỡ thủ thuật nha khoa - Ảnh 2.

Các chuyên gia khuyên mọi người không nên dùng tăm để xỉa răng

Hỏng các thủ thuật nha khoa

Tăm xỉa răng có thể ảnh hưởng đến các thủ thuật nha khoa như trám răng và làm răng sứ. Ngoài ra, nếu có sử dụng các miếng dán nhân tạo để bảo vệ răng thì việc sử dụng tăm xỉa răng có thể phá hủy lớp dán này.

Phương pháp làm sạch răng không cần dùng tăm

Có một số phương pháp để xỉa răng an toàn và hiệu quả hơn dùng tăm được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng như:

– Súc miệng là phương pháp đơn giản, dễ làm nhất. Lưu ý nên sử dụng nước sạch hoặc nước súc miệng chuyên dụng.

– Nếu không được có thể dùng bàn chải để đánh răng, ép sát bàn chải vào kẽ răng rồi cọ lên xuống liên tục.

– Dùng sợi chỉ nha khoa luồn qua kẽ răng kéo lên xuống.

– Dùng máy tăm nước sử dụng dòng nước áp suất cao để đánh bật thức ăn

Chuyên gia cảnh báo những tác hại khôn lường khi dùng tăm xỉa răng: Nhẹ thì rách mô nướu, nặng thì gây nhiễm trùng, phá vỡ thủ thuật nha khoa - Ảnh 3.

Hãy dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng hàng ngày

– Trong trường hợp những phương pháp trên đều không có hiệu quả, đành phải dùng đầu mũi kim để gỡ, nhưng phải cẩn thận để không làm tổn thương các tổ chức chân răng. Khi cần thiết, phải nhờ bác sĩ giúp đỡ.

Nha sĩ Cheryline Pezzullo, Phó giáo sư lâm sàng tại Đại học Nha NYU (Mỹ) cho biết, những cách này tốt hơn tăm nhiều vì rất khó bị gãy làm hỏng răng hoặc nướu xung quanh. Sử dụng chỉ nha khoa mềm hoặc nước thì nhẹ nhàng và thường không làm rách mô nướu, do đó tránh được nhiễm trùng hoặc viêm. Tốt nhất, bạn hãy mang theo chỉ nha khoa khi đi ăn.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin