Chuyên gia chỉ cách đối phó những kẻ chuyên “thao túng tâm lý” chốn công sở: Ai cũng gặp nhưng không phải ai cũng biết cách “giành lại lợi thế”

Được gọi là những người mắc chứng ái kỷ, đây là bậc thầy thao túng tâm lý và cũng gây ra nhiều khó chịu với đồng nghiệp chốn công sở.

TIN MỚI
Chuyên gia tâm lý chỉ cách đối phó những kẻ chuyên "thao túng tâm lý" chốn công sở: Ai cũng gặp nhưng không phải ai cũng biết cách đối phó - Ảnh 1.

(*) Tác giả: Tiến sĩ Ramani Durvasula là nhà tâm lý học, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang California, Los Angeles, đồng thời là người sáng lập LUNA Education. Cô cũng là tác giả của “Don’t You Know Who I Am: How to Stay Sane in the Era of Narcissism, Entitlement and Incivility″ và ”Should I Stay or Should I Go: Surviving a Relationship With a Narcissist.”

Là một nhà tâm lý học nghiên cứu về chứng ái kỷ (narcissism), tôi nhận thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, những người ái kỷ là bậc thầy về thao túng tâm lý (gaslighting). Mục tiêu chính của họ trong một mối quan hệ là giảm bớt sự bất an của bản thân bằng cách kiểm soát và thao túng người khác.

Người mắc chứng ái kỷ thường là những người cảm thấy thiếu an toàn nhất nhưng luôn cố gắng xây dựng hình tượng cực kỳ tự tin. Họ sẽ thường nói những câu sau đây:

“Chuyện có gì đâu mà bạn lại nghĩ như thế?”

Những người ái kỷ rất khó nhận lỗi. Dù họ đã đối xử với bạn như thế nào thì khi cần phải xin lỗi, họ cũng sẽ khiến câu chuyện đi theo một hướng khác.

Bằng câu nói trên, họ đang đổ ngược lỗi lại cho bạn khi ám chỉ rằng cảm xúc và suy nghĩ của bạn mới là vấn đề nên họ sẽ không chịu trách nhiệm về hành động và lời nói của mình.

Cách xử lý: Nếu những người này không thực sự hối hận về những điều mình đã làm với bạn, rất có thể họ sẽ tái phạm. Lời khuyên của tôi chỉ đơn giản là cứ mặc kệ đi, không cần thấy tổn thương vì những người như vậy.

“Bạn làm thế với tôi mà được à!”

Những người ái kỷ có một khả năng “đổi trắng thay đen” tuyệt vời để biến bản thân từ một người có tội trở thành nạn nhân vô tội.

Bạn có thể đang bị cúm hoặc đã phải trải qua một tuần làm việc khó khăn. Nhưng chỉ cần chuyện của bạn khiến họ cảm thấy mình bị ảnh hưởng thì họ sẽ đổ trách nhiệm lên đầu bạn.

Cách xử lý: Bạn cần đủ tỉnh táo để nhận thức được đâu là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Nếu chưa đủ vững vàng, có thể bạn sẽ liên tục tự hỏi liệu mình thực sự có lỗi hay không. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ một nhà trị liệu hoặc một người bạn thấu hiểu và ủng hộ bạn để nhắc nhở rằng bạn không phải là thủ phạm gây ra vấn đề cho người khác.

“Tôi bận lắm, không có thời gian cho việc này đâu.”

“Việc này” có thể là dự án các bạn đang thực hiện cùng nhau hoặc là sự kiện mà bạn muốn mời họ tham gia có liên quan đến công việc.

Dấu hiệu của một người ái kỷ là chỉ quan tâm đến những thứ có lợi cho bản thân, thiếu sự đồng cảm và không có khả năng duy trì các mối quan hệ “có qua có lại.” Họ không chỉ không hiểu được nhu cầu của người khác mà còn xem thường những nhu cầu đó.

Cách xử lý: Người ái kỷ sẽ không dành thời gian cho bạn nếu như họ không nhận lại được lại lợi ích nào đó. Bạn có thể cho họ thứ mà họ cần khi cùng nhau hợp tác hoặc ngưng đầu tư vào một mối quan hệ chẳng khác gì đi tìm nước ở một chiếc giếng cạn.

“Có biết đang gây sự với ai không!”

Chiến thuật đe doạ là cách họ tạo ra ảo tưởng sức mạnh và khơi gợi cảm giác sợ hãi trong bạn. Hầu hết mọi người không muốn đối mặt với sự đe doạ như thế này nên thường sẽ nghe lời.

Cách xử lý: Hành vi này có thể khiến bạn lo lắng không yên, nhất là khi bạn đang đối phó với một người thường xuyên đi đe doạ người khác. Hãy lưu lại tất cả các email và tin nhắn làm bằng chứng. Nếu sự việc đi quá xa và có khả năng khiến bạn gặp nguy hiểm, hãy tìm đến chính quyền địa phương.

Tham khảo CNBC

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin