Chuyện người chuyện ta

Người ta cũng thống nhất cao về nhận định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất cho mỗi dân tộc, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân”.

uef08415
[…]

Tôi thường nói trước anh em học viên cao học hay các bạn sinh viên rằng, năng lực của một con người xuất phát từ ba nguồn: Nguồn thứ nhất là do di truyền, bẩm sinh; nguồn thứ hai, là kiến thức trường lớp; nguồn thứ ba, kiến thức trường đời. Có người nói rằng, nguồn thứ nhất chỉ là thứ yếu, chiếm 1%.

Nhưng thực ra không hẳn như vậy, đó là cách nói muốn nhắn nhủ chúng ta rằng, cái gì đã có không nói nữa, cái quan trọng là mọi người sẽ nỗ lực như thế nào. Ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore, thì nói thẳng, nói thật rằng, yếu tố di truyền quyết định đến 80% khả năng của một con người, còn môi trường chỉ có 20%.

Và cũng phải nói rằng, ở đây không chỉ là khả năng học hành, mở rộng ra là nhiều vấn đề khác, như năng khiếu âm nhạc, hội họa, văn chương, tài kinh doanh, nó đều mang yếu tố bẩm sinh. Còn kiến thức trường lớp, thì hẳn là không ai nghi ngờ gì, vì từ xa xưa cha ông ta đã nói rằng: “Không có thầy đố mày làm nên”. Với tư tưởng đó, người ta đã đầu tư cho chuyện học hành lớn nhất, không một chút băn khoăn cả về tiền bạc lẫn thời gian và công sức.

Người ta cũng thống nhất cao về nhận định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất cho mỗi dân tộc, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân”. Cho nên ở đâu, ai đầu tư cho giáo dục tốt nhất đều gặt hái được những thành công.

Ví như nước Nhật, sau thế chiến thứ hai, đất nước hoang tàn, rơi vào tình cảnh đói cơm, rách áo, thế nhưng nhà nước vẫn khôn ngoan đặt những ngôi trường ở những nơi đẹp nhất, lương giáo viên có thể sánh với những ngành được trả cao nhất.

Thế nên, chẳng ai ngờ được, chỉ mười lăm, hai mươi năm sau, họ đã đạt được trình độ phát triển của các nước giàu có, thịnh vượng như Mỹ và Tây Âu, nhiều sản phẩm công nghiệp của họ cạnh tranh quyết liệt và có phần lấn lướt so với những quốc gia này.

Chuyen nguoi chuyen ta anh 1
Cuốn tản văn Chuyện người chuyện ta của tác giả Trần Đình Chất. Ảnh: T.H.

Tất nhiên, cũng cần phải làm rõ, kiến thức trường lớp, không nên hiểu đơn giản là chỉ thu nó được ở trong trường, mà còn bao gồm những việc như đọc sách, kể cả những hình thức giải trí bổ ích như phim ảnh…

Còn kiến thức thu lượm được ở trường đời, thông qua việc va chạm, lăn lộn trong thực tế cuộc sống, chúng ta ắt hẳn cũng học được nhiều bài học hay, quý giá. Chính vì vậy, thật sai lầm nếu ai đó nuôi dưỡng con mình theo kiểu nuôi gà công nghiệp, với suy nghĩ ngây thơ rằng, cuộc đời phức tạp thế, nếu ném con mình vào đó nó hỏng mất.

Họ không biết rằng, từ xưa cổ nhân đã dạy: “Đi cho biết đó biết đây / Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Không có gì phải sợ, hãy ném chúng vào cuộc sống, thực tế sẽ bổ sung nốt những thiếu hụt mà trường lớp, sách vở chưa nhắc tới hay đã nói tới nhưng chưa chịu thấm nhuần.

Chính vì những lẽ đó, chúng ta không nên so sánh khập khiễng, kết luận hồ đồ, là ai đó không học (ở trường) mà hơn người nào đó có học, ai đó học đến nơi đến chốn mà thua anh học đối phó, qua chuyện, cốt chỉ để lấy bằng.

Hơn nữa, chúng ta cũng không thể so sánh ai đó giở những trò láu cá, bẩn thỉu như mua bán bằng cấp, chức quyền, dùng tiền để trao đổi tìm kiếm cái lợi, một cách nhanh nhất, với những người vốn dĩ thẳng thắn, trung thực, không bao giờ chịu làm những trò ma mãnh đó.

Khi dạy mấy lớp cao học, nhằm tăng thêm động lực học tập cho anh em, để mọi người thấy cần phải học tập nghiêm túc thực sự, chứ không phải chỉ đối phó lấy bằng, tôi cũng khuyến cáo, những trò bẩn của kẻ tiện nhân, chỉ đạt được mục đích trong ngắn hạn, trong bối cảnh nhất định và nhất thời nào đó, chứ về lâu dài thì không thể.

Một trong những nguyên nhân khiến ai đó cho rằng, người có học trong không ít trường hợp thua người không được học hành tử tế, là người ta đứng trên những hệ quy chiếu khác nhau. Chẳng hạn, nếu lấy tiền làm thước đo, thì rõ ràng kẻ học ít giàu hơn người học nhiều cũng là chuyện bình thường.

[…]
Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin