Nhà vệ sinh vốn là nơi tích tụ nhiều uế khí theo quan niệm phong thủy, vậy có nên làm cửa sổ trong nhà vệ sinh?
Trong nhiều trường hợp khi thiết kế hoặc mua nhà, nhiều người không để ý việc phòng vệ sinh có cửa sổ hay không. Việc đánh giá không đúng tầm quan trọng của cửa sổ đối với phong thủy nhà vệ sinh có thể gây ra nhiều hậu quả.
Có nên làm cửa sổ trong nhà vệ sinh?
Theo quan niệm phong thủy, phòng vệ sinh là nơi âm khí nhiều nhất trong nhà. Đây cũng thường là khu vực nằm sâu nhất nên dường như không đón nhận ánh sáng tự nhiên, nhất là khi nó không có cửa sổ. Nguồn dương khí duy nhất thường chỉ có ánh sáng đèn điện, hơn nữa chỉ buổi tối mới bật, cho nên không có năng lượng cao như ánh sáng tự nhiên.
Ngoài ra, phòng vệ sinh còn có nhiều uế khí, không thể đào thải hoàn toàn. Nếu không có cửa sổ thì dù là ban ngày, phòng vệ sinh cũng sẽ rất tăm tối. Tóm lại về tổng thể, đây là một nơi âm – lạnh – uế – đục, rất không có lợi cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Các nhà phong thủy phân tích, phòng vệ sinh là nơi tích tụ nước, nếu tỏa ra quá nhiều khí ẩm thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; đặc biệt là khi nhà vệ sinh đặt cạnh bếp. Gia chủ cần tìm hiểu cách hóa giải ảnh hưởng xấu của việc đặt bếp cạnh nhà vệ sinh.
Nước đọng lại là nước vẩn đục, mùi của nước đọng trong phòng vệ sinh bốc lên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm tính người sống trong nhà. Vì vậy, phòng vệ sinh nhất định phải có quạt thông gió hoặc cửa sổ để ánh nắng mặt trời và không khí có thể lọt vào, từ đó có thể đảm bảo ánh sáng đầy đủ, không khí lưu thông, khiến uế khí và thủy khí thoát ra ngoài. Như vậy, không khí mới được sạch sẽ, tinh khiết, có ích cho sức khỏe con người.
Cách xử lý khi nhà vệ sinh không có cửa sổ
Nhiều trường hợp do hạn chế về diện tích hoặc không gian xung quanh căn nhà nên không thể làm cửa sổ trong nhà vệ sinh. Để khắc phục, bạn có thể tham khảo các cách sau:
– Lắp đặt quạt thông khí trong phòng vệ sinh và thường xuyên bật để làm sạch, làm khô không khí trong không gian này.
– Lắp đèn trường minh để thắp sáng cả ngày.
– Đảm bảo phòng vệ sinh luôn sạch sẽ, khô thoáng, nên thường xuyên quét dọn, diệt trùng.
– Về màu sắc, có thể lựa chọn đồ vật có màu sắc tương phản với màu tường. Đặc biệt nên sử dụng các màu nhạt như vàng chanh, xanh nước biển, hồng nhạt, ngà voi… để đem lại cảm giác sạch sẽ, tăng cường dương khí cho phòng vệ sinh.
– Có thể chọn nước hoa hoặc tinh dầu có mùi thơm để tẩy mùi trong nhà vệ sinh. Tinh dầu còn có tác dụng giúp cân bằng tâm lý, làm suy yếu đi các khí độc hại trong phòng vệ sinh.
– Đặt một chậu cây xanh hoặc lọ hoa nhỏ trong nhà vệ sinh để tăng thêm sức sống, tăng dương khí.
Đặt cửa sổ phòng vệ sinh thế nào đúng phong thủy?
Trong việc xây nhà vệ sinh có rất nhiều điều kiêng kỵ mà bạn cần phải nếu quan tâm về phong thủy. Các nhà phong thủy đưa ra những lời khuyên sau:
- Cửa sổ phòng vệ sinh không nên đối diện với đường, tránh sát khí gây nên bất lợi. Cách hóa giải là treo trên cửa sổ một tấm gương hướng về phía đường.
- Cửa sổ phòng vệ sinh không nên mở vào trong nhà vì sẽ đẩy uế khí vào trong thay vì thoát ra ngoài, không có lợi về phong thủy. Điều này có nghĩa bạn không nên để cửa toilet đối diện với hành lang trong nhà hoặc phòng khách, càng không được đối diện với cửa phòng bếp vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột cho người trong nhà.
- Cửa sổ phòng vệ sinh kỵ đối diện gương, tốt nhất là dịch chuyển vị trí của gương.
- Cửa nhà vệ sinh kỵ đối diện cầu thang đi xuống. Các nhà phong thủy cho rằng cách thiết kế này khiến khí hôi của nhà tắm trút xuống, chảy khắp nơi trong dương trạch, ảnh hưởng tới sức khỏe và vận thế của mọi người trong nhà.
- Cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với cửa bất cứ căn phòng nào để tránh uế khí ảnh hưởng xấu đến mọi người.
- Không nên mở cửa nhà vệ sinh trong thời gian dài vì sẽ làm khí hôi tràn qua các căn phòng khác, ảnh hưởng tới sức khỏe lẫn vận khí của các thành viên trong gia đình.