Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường đi kèm các triệu chứng đau nhức vai và cổ, nhức đầu, chóng mặt, trí nhớ kém, chất lượng giấc ngủ suy giảm.
Sau đây, bác sĩ Trần Phong, bệnh viện Peking Union Medical College Hospital chỉ ra một số vấn đề liên quan đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà mọi người cần lưu ý. Ông cũng nhấn mạnh, bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đồng thời chỉ ra một số bài tập giúp mọi người bảo vệ đốt sống cổ của mình khỏe mạnh hơn.
Khi bạn đi hoặc đứng, đốt sống cổ của bạn sẽ chịu áp lực tương đương trọng lượng đứa trẻ sơ sinh.
Khi bạn ngồi làm việc, đốt sống cổ của bạn sẽ chịu áp lực tương đương trọng lượng đứa trẻ 3 tuổi. Giả sử đứa trẻ 3 tuổi cưỡi trên cổ của bạn khoảng vài tiếng, bạn đương nhiên sẽ rất mệt và mỏi cổ.
Khi bạn cúi đầu nhìn điện thoại hoặc máy tính bảng, đốt sống cổ của bạn sẽ chịu áp lực tương đương trọng lượng đứa trẻ mập mạp.
Nếu mỗi ngày bạn duy trì thói quen cúi đầu nhìn điện thoại, máy tính bảng, việc này sẽ khiến bạn mất dần đường cong sinh lý cột sống cổ, đốt sống cổ sẽ biến dạng, cứng ngắt hoặc cong vẹo
Nếu bạn mất đường cong sinh lý cột sống cổ, các nhóm cơ vùng cổ sẽ trở nên căng cứng, đốt sống cổ lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh, gây ra thoái hóa đốt sống cổ.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường đi kèm các triệu chứng đau nhức vai và cổ, nhức đầu, chóng mặt, trí nhớ kém, chất lượng giấc ngủ suy giảm.
Tình trạng nghiêm trọng có thể khiến chân tay tê cứng, đi đứng không vững, teo cơ, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Có người chỉ mới 15 tuổi nhưng đốt sống cổ đã thoái hóa tương đương người 50 tuổi. Đó là do những thói quen không tốt trong cuộc sống đã vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đốt sống cổ.
1. Gập cổ
Nhẹ nhàng cúi đầu, sau đó ngẩng đầu để thư giãn các nhóm cơ ở vùng cổ.
2. Kéo giãn cột sống
Vai dựng đứng, co cổ, hoạt động vai lên xuống.
3. Đầu tay đối kháng nhau
Hai tay giao nhau đặt sau đầu. Đầu hướng về phía sau, tay hướng về phía trước. Đầu và tay đối kháng nhau duy trì 20 phút.
4. Động tác “Chim yến bay
Sau khi tan sở, bạn có thể tập động tác “chim yến bay” tại nhà. Bài tập này rất có lợi cho đốt sống cổ. Bạn chỉ cần để 2 tay song song với người và cố gắng nâng 2 chân cùng phần thân trước lên khỏi sàn cùng lúc, cho đến khi mỏi thì trở về vị trí ban đầu.
Mỗi tối trước khi ngủ, bạn nên dành vài phút luyện tập thì ngày hôm sau cổ sẽ không còn đau nhức và tinh thần sẽ trở nên phấn chấn.
Theo Sohu