“Sự chậm trễ trong điều trị này góp phần làm cho tỷ lệ tử vong cao hơn ở phụ nữ, đặc biệt là những người trẻ tuổi”, ông nói.
Đó là nội dung chính trong một tuyên bố khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) với hy vọng sẽ nâng cao nhận thức về sự khác biệt rõ nét trong việc nhận biết cũng như điều trị bệnh đau tim ở phụ nữ.
Tiến sĩ Gregg Fonarow, giáo sư khoa tim mạch tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ) cho rằng nếu không nhận ra các triệu chứng đau tim, chị em sẽ không biết cần có sự chăm sóc y tế cần thiết.
Trên thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Theo báo cáo của AHA, kể từ năm 1984 tại Mỹ, tỷ lệ nữ bệnh nhân bị đau tim được cứu sống đã được cải thiện hơn.
Nhưng tỷ lệ tử vong ở nữ giới vẫn cao hơn so với nam giới, chủ yếu do bỏ qua triệu chứng khiến việc khám chữa bị chậm trễ.
“Cả bà nội và bà ngoại của tôi đều qua đời ở tuổi 60 do cơn đau tim không có dấu hiệu điển hình. Đó là lí do tôi tham gia viết bản báo cáo mới nhất của AHA“, Tiến sĩ Laxmi Mehta đến từ Đại học bang Ohio, trưởng nhóm Chương trình Sức khỏe Tim mạch ở Phụ nữ cho biết.
Nhằm nâng cao nhận thức giúp phụ nữ dự phòng, phát hiện và điều trị bệnh tim kịp thời, AHA lưu ý:
– Mảng bám tích tụ trong động mạch: Nguyên nhân phổ biến của bệnh đau tim này có thể khác nhau giữa hai giới. Với phụ nữ, động mạch bị chặn, ít khi được mở ra, khiến lưu lượng máu đến tim giảm và làm xuất hiện cơn đau tim.
– Cao huyết áp : Đây là một yếu tố tiềm ẩn rất nguy hiểm cho phụ nữ, so với nam giới. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ trẻ cao hơn tới 5 lần so với đàn ông trẻ.
– So với nam giới, phụ nữ thường dùng thuốc ít hơn theo đơn do bác sĩ kê và hiếm khi được chỉ định phục hồi chức năng tim mạch.
– Đối với cả 2 giới, hiện tượng đau ngực hoặc khó chịu là triệu chứng phổ biến nhất khi bị đau tim, nhưng phụ nữ có nhiều khả năng còn bị khó thở, đau lưng hay đau hàm, buồn nôn và nôn mửa.
– Phụ nữ da đen ở mọi lứa tuổi có tỷ lệ bị đau tim cao hơn so với phụ nữ da trắng. Và phụ nữ da đen có gốc Tây Ban Nha đang bị béo phì, tiểu đường và huyết áp cao cũng dễ bị đau tim hơn so với phụ nữ da trắng.
Tiến sĩ Mehta nhấn mạnh rằng phụ nữ nên nắm rõ các chỉ số của mình bao gồm huyết áp, cholesterol, đường huyết, chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo.
“Chúng ta nên thực hiện một lối sống năng động, lành mạnh và biết bảo vệ cho chính mình như vận động thường xuyên, ăn uống khoa học và không hút thuốc lá.
Quan trọng nhất là phụ nữ nên loại bỏ tâm lý e dè, ngần ngại để đi khám và trao đổi thẳng thắn với bác sĩ nếu thấy có dấu hiệu bất thường”.
Dấu hiệu điển hình cảnh báo đau tim ở phụ nữ và đàn ông
Khi nghĩ đến hình ảnh một người bị bệnh tim, chúng ta thường tưởng tượng ra cảnh một người đàn ông thở dốc, tay ôm lấy ngực và ngã quỵ xuống đất. Nhưng trong thực tế, bệnh nhân đau tim có thể là một phụ nữ và các triệu chứng đôi khi không rõ ràng như vậy.
Giáo sư Joseph Fritz đến từ Trường Đại học Alabama (Mỹ) cho biết có một vài triệu chứng khá giống nhau giữa phụ nữ và đàn ông khi mắc bệnh tim như tức ngực và đau ngực, nhưng cũng có rất nhiều những triệu chứng khác nhau ở hai giới.
Phụ nữ còn hay bị khó thở, đau lưng hoặc hàm, buồn nôn và nôn.
Tuy nhiên, bác sỹ Fritz cũng nhấn mạnh rằng, mỗi người lại mắc loại đau tim khác nhau nên các triệu chứng cũng không hoàn toàn giống nhau ở tất cả mọi người.
Vậy nên khi xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào nghi ngờ do bệnh đau tim gây nên, hãy tìm đến sự trợ giúp của các phương pháp y tế ngay lập tức.
* Theo WebMD