Công ty bao bì Việt “trong tay” người Thái sắp chi 1.175 tỷ để di dời nhà máy khỏi khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam

SVI được biết đến là 1 trong 5 nhà cung cấp bao bì lớn nhất khu vực phía Nam, chuyên cung cấp bao bì cho nhiều “tên tuổi” lớn như Unilever, Pepsico, Nestle, Vinacafe.

SVI:

Giá hiện tại
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

TIN MỚI

CTCP Bao bì Biên Hoà (mã chứng khoán SVI) vừa công bố thông tin về ĐHĐCĐ bất thường, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 18/12/2024 tới đây. Nội dung đáng chú ý liên quan đến di dời nhà máy từ KCN Biên Hoà 1 về KCN Lộc An – Bình Sơn. Song song, Công ty cũng mở rộng nhà máy Bình Dương.

Được biết, trước đó Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai đã thông báo về việc di dời các doanh nghiệp trong KCN Biên Hoà 1 theo đề án “Chuyển đổi KCN Biên Hoà 1 thành Khu đô thị – thương mại – dịch vụ và Cải thiện môi trường”.

Được thành lập năm 1963 với tên gọi Khu kỹ nghệ Biên Hòa, sau năm 1975 đổi tên thành KCN Biên Hòa 1, đây được xem là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam với diện tích 324 hecta, nằm trên địa bàn phường An Bình, TP Biên Hòa. Hiện KCN này có 107 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh với 26.000 lao động.

Trong 50 năm hoạt động, đây là “điểm nóng” gây ô nhiễm môi trường trực tiếp xuống sông Đồng Nai, ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt cho 20 triệu cư dân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

SVI thuộc nhóm doanh nghiệp phải dời đi trước tháng 12/2025. Tổng dự án di dời lần này lên đến 1.175 tỷ đồng, thực hiện dự kiến trong giai đoạn 2024-2026.

SVI là 1 trong 5 nhà cung cấp bao bì lớn nhất khu vực phía Nam, chuyên cung cấp bao bì cho nhiều “tên tuổi” lớn như Unilever, Pepsico, Nestle, Vinacafe.

Bước ngoặt của SVI ghi nhận vào tháng 12/2020 khi TCG Solutions Pte. Ltd thuộc quản lý của Thai Containers Group Co., Ltd – Công ty thành viên Tập đoàn SCG (Thái Lan) mua thành công 12,1 triệu cổ phiếu SVI và sở hữu 94,11% vốn điều lệ. Giá trị thương vụ khi đó theo truyền thông đưa tin vào khoảng gần 2.100 tỷ đồng.

Công ty bao bì Việt “trong tay” người Thái sắp chi 1.175 tỷ để di dời nhà máy khỏi khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 1.

Năm 2023 vừa qua, lãi sau thuế đạt hơn 132 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ. EPS tăng từ mức 9.086 đồng lên 10.319 đồng. Biên lợi nhuận gộp của SVI trong năm 2023 cũng được cải thiện lên mức 17,34% từ mức 14,2% trong năm 2022.

Với kết quả này, Sovi trình lên cổ đông phương án chia cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 26% (2.600 đồng/cp). Với hơn 12,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ chi ra hơn 33 tỷ đồng. Đây là tỷ lệ cổ tức cao nhất kể từ năm 2018 tại doanh nghiệp này và là mức cao thứ 2 kể từ khi lên sàn (năm 2017 mức cổ tức tiền là 30%).

SVI thực tế là doanh nghiệp duy trì chia cổ tức bằng tiền qua hàng năm. Tập đoàn SCG nhờ nắm lượng vốn chi phối của SVI sẽ bỏ túi hơn 31 tỷ đồng. Trước đó trong tháng 6/2023, SVI cũng đã thanh toán cổ tức năm 2022 với tỷ lệ thực hiện 23,4%, SCG thu về hơn 28 tỷ đồng. Tổng cộng từ khi đầu tư vào Sovi, tập đoàn Thái Lan đã thu về cả trăm tỷ từ cổ tức.

Đầu năm nay, SVI đã thống nhất miễn nhiệm tư cách Thành viên độc lập HĐQT của ông Nguyễn Quý Thịnh, thay thế là ông Piyapong Jriyasetapong.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin