“Đại bàng” công nghệ đường sắt tốc độ cao hàng đầu châu Âu quan tâm tới dự án hàng chục tỷ đô ở Việt Nam

“Ông lớn” hàng đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao của châu Âu đặc biệt quan tâm tới Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

TIN MỚI

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Siemens (Đức)

Chiều 26/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Roland Busch, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Siemens (Cộng hòa Liên bang Đức) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Siemens nghiên cứu tham gia một số gói thầu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Việt Nam như dự án Tuyến Metro 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh; chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp đường sắt (như đào hầm metro).

img1575 17089456449001735084292 1708967068899 1708967069089255230856 1708999195338 17089991955521985872063

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Siemens. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian tiếp, Chủ tịch Tập đoàn Siemens Roland Busch cho biết Siemens quan tâm đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và có thể cung cấp các giải pháp về đầu máy, toa xe, hệ thống tín hiệu đường sắt, cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất toa xe.

Ông cho biết Siemens đang tích cực hợp tác và mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực và nội dung mà Thủ tướng đã đề cập như công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, tốc độ cao…, bao gồm hợp tác đào tạo nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra toàn cầu.

Mối quan hệ giữa Siemens và Việt Nam

Siemens là tập đoàn lớn của Đức, có nhiều kinh nghiệm và giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng thông minh. Tập đoàn có 320.000 nhân viên và doanh thu toàn cầu là 78 tỷ euro vào năm 2023. 

Tại Việt Nam, Siemens thành lập văn phòng đại diện từ năm 1993, với 3 chi nhánh Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một nhà máy sản xuất tại Bình Dương.

Siemens hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng tái tạo và giao thông vận tải. Siemens đã tham gia dự án điện mặt trời ước tính đóng góp 1 tỷ kWh điện vào hệ thống điện của quốc gia mỗi năm; là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp truyền tải điện hiệu quả, đã cung cấp thiết bị và giải pháp bảo vệ và tự động hóa cho hàng trăm trạm biến áp 110 kV-220 kV và hàng chục trạm 550 kV tại Việt Nam; thúc đẩy tự động hóa và số hóa tại Việt Nam như giúp Tân Cảng Sài Gòn tối đa năng suất, giảm thời gian giải phóng tàu….

Về hợp tác giao thông vận tải, Siemens đã có các dự án hợp tác với Việt Nam như dự án nâng cấp hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt Ga Vinh, Dự án thiết kế và cung cấp 16 đầu máy xe lửa động cơ diesel cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; dự án hệ thống chiếu sáng đường Sân bay Nội Bài; dự án cung cấp hệ thống xử lý hàng hóa tự động Sân bay Tân Sơn Nhất, dự án Tuyến đường sắt đô thị (Metro) Thành phố Hồ Chí Minh. 

Trong lĩnh vực năng lượng, Bộ Công Thương và Siemens đã ký MOU về phát triển hạ tầng trong các lĩnh vực điện khí, năng lượng tái tạo.

siemen 17089671241041339409106 1708999196479 17089991966291710670160

Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy trao đổi với lãnh đạo, chuyên gia tập đoàn Siemens. Ảnh: Bộ GTVT

Hồi tháng 5/2023, đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy dẫn đầu đã tìm hiểu thực tế, kinh nghiệm đầu tư, quản lý, vận hành đường sắt cao tốc tại CHLB Đức. 

Tại đây, đoàn công tác đã làm việc với Tập đoàn Siemens. Các chuyên gia cấp cao của Siemens đã chia sẻ thông tin tổng thể về Siemens Mobility; các giải pháp về đầu máy, toa xe để lựa chọn loại tàu phù hợp; giải pháp về thông tin tín hiệu, điều khiển tàu, hệ thống ETCS.

Đẳng cấp của Siemens trong lĩnh vực đường sắt thế giới

Siemens đóng vai trò quan trọng trong suốt hơn 170 năm qua trong việc định hình sự tiến hóa công nghệ ở Đức, Châu Âu và trên toàn thế giới.

Ngày 28/5/2022, tập đoàn Siemens thông báo đã trúng gói thầu có giá trị lớn nhất từ trước tới nay để xây dựng một trong những mạng lưới đường sắt cao tốc hiện đại nhất thế giới cho Ai Cập.

Gói thầu có giá trị cao kỷ lục 8,1 tỷ euro với điều khoản cung cấp 41 tàu cao tốc, 94 tàu vùng và 41 đầu tàu kéo hàng. Ngoài ra, 8 nhà ga cũng sẽ được xây dựng cùng hợp đồng bảo trì kéo dài 15 năm.

sm 1 17089672739782137970112 1708999197175 17089991972841318488918

Nhà máy của Siemens. Ảnh: Siemens

siemens skyview1140xx6000 3375 0 313 17089673908941346330907 1708999197828 1708999197912960161006

Hình ảnh phòng hoàn thiện toa tàu hạng nhẹ của Siemens. Ảnh: Bizjournals

Với những công nghệ mới nhất của Siemens, Ai Cập sẽ sở hữu hệ thống đường sắt lớn thứ 6 và hiện đại nhất thế giới, giúp giảm 70% lượng khí thải CO2 so với việc sử dụng xe bus và ôtô hiện tại. Mạng lưới đường sắt sẽ kết nối 60 thành phố ở Ai Cập, với các tàu cao tốc có tốc độ tới 230km/h.

Đến ngày 25/01/2023, tập đoàn Siemens lại thông báo đã ký được đơn đặt hàng lớn nhất từ trước đến nay của Công ty đường sắt quốc gia Ấn Độ, sản xuất 1.200 đầu máy xe điện trong hơn 11 năm, đồng thời sửa chữa và bảo trì trong 35 năm

Thỏa thuận này trị giá 3 tỷ euro, sản xuất 1.200 đầu máy xe lửa điện để vận chuyển hàng hóa, có công suất 9.000 mã lực, có thể kéo tới 4.500 tấn hàng hóa với tốc độ lên tới 120 km/giờ.

Bộ Giao thông Vận tải đang xin ý kiến về ba kịch bản đường sắt Bắc Nam, trong đó có hai kịch bản tàu tốc độ 350 km/h chở khách riêng và dự phòng chở hàng.

Kịch bản 1 là đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỷ USD.

Kịch bản 2 xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỷ USD.

Kịch bản 3 là đầu tư tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu. Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỷ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỷ USD.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin