Dấu hiệu cho thấy máy sấy quần áo cần sửa chữa: Ngay điều đầu tiên đã rất nhiều người chủ quan

Máy sấy quần áo dần trở thành thiết bị được ưa chuộng trong nhiều gia đình, đặc biệt là tại miền Bắc bởi nơi đây có kiểu thời tiết nồm ẩm. Sở hữu thiết bị này, quần áo của người dùng sẽ được làm khô nhanh hơn, tốt hơn, bên cạnh đó còn như một quá trình làm sạch bổ sung, loại bỏ các loại xơ vải, bụi vải.

TIN MỚI

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên vào những ngày mưa nhiều hay độ ẩm trong không khí cao, máy sấy càng có nguy cơ hoạt động quá tải và người dùng thường không để ý tới những vấn đề của nó.

Theo chuyên trang House Digest, những vấn đề này có thể xuất hiện lẻ tẻ mà không đi cùng bất kỳ cảnh báo nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, việc diễn ra trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của thiết bị. Máy sấy quần áo hay bất kỳ một thiết bị nào trong nhà bạn đều có tuổi thọ nhất định, chính vì vậy hãy thường xuyên để ý chúng.

Dấu hiệu cho thấy máy sấy quần áo cần sửa chữa: Ngay điều đầu tiên đã rất nhiều người chủ quan - Ảnh 1.

Các thiết bị như máy sấy quần áo rất cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. (Ảnh House Digest)

Bên cạnh hiệu quả hoạt động, việc máy sấy không còn được ổn định còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra nguy hiểm cho người dùng. Ví dụ như khi xơ vải tích tụ trong lồng máy hoặc các lỗ thông hơi quá nhiều, chúng có thể trở thành mối nguy hiểm hỏa hoạn.

Một chuyên gia của một công ty chuyên về sửa chữa các thiết bị gia dụng, đồ điện tử ở Covington, Washington, Mỹ cũng cho hay, người dùng chỉ cần để ý một vài dấu hiệu đơn giản để có thể nhận biết được máy sấy nhà mình đang có vấn đề. Khi nhận biết được vấn đề, ta sẽ có phương án giải quyết phù hợp, là tự khắc phục tại nhà hoặc gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp tới.

1. Máy có tiếng động và mùi lạ

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy máy sấy quần áo nhà bạn đang gặp sự cố có thể phát hiện qua thính giác và thị giác. Đó chính là máy xuất hiện tiếng động và mùi lạ. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan khi phát hiện những dấu hiệu này. Họ mặc định rằng, đó có thể là do máy hoạt động quá mạnh mới gây ra tiếng ồn lớn hoặc mùi lạ là do môi trường xung quanh.

Chuyên gia sửa chữa nói thêm: “Khi máy sấy nhà bạn đã xuất hiện những tiếng động bất thường, thì chắc chắn máy đang có vấn đề, hoặc thậm chí nó có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Từ những tiếng rít hay những tiếng đập của những con ốc hay các bộ phận, chúng đều báo hiệu cho bạn việc cần sữa chữa hoặc thay thế phần nào đó để máy sấy có thể trở lại hoạt động bình thường”.

Dấu hiệu cho thấy máy sấy quần áo cần sửa chữa: Ngay điều đầu tiên đã rất nhiều người chủ quan - Ảnh 2.

Ảnh House Digest

Với một vài lỗi cơ bản thì bạn có thể tự sữa chữa tại nhà, tuy nhiên với những lỗi nghiêm trọng hơn, tốt hơn hết hãy nhờ tới sự giúp đỡ của đơn vị chuyên nghiệp. Khi các lỗi quá nghiêm trọng, nó có thể dẫn tới thiết bị của bạn hư hỏng nặng.

Bên cạnh tiếng ồn là mùi bất thường xuất hiện. Mùi có thể xuất hiện trong lồng hoặc cửa máy, từ đó ám lên quần áo, gây bất tiện cho người dùng. Nguyên nhân lý giải cho việc máy sấy quần áo có mùi bất thường phổ biến nhất chính là do máy không được vệ sinh sạch sẽ.

Tuy nhiên, nếu mùi bất thường đó là mùi khét, thì có thể thứ gì đó bên trong đã bị hư hỏng và nó tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ. Các chuyên gia cho hay, một khi phát hiện mùi khét trong thiết bị của mình, việc cần làm ngay là ngắt nguồn điện và gọi đơn vị sửa chữa để giải quyết nhanh chóng.

2. Không còn làm khô quần áo hiệu quả

Máy sấy sẽ giúp quần áo của bạn khô nhanh chỉ trong vòng 30 – 60 phút. Người dùng có thể mặc trang phục được lấy từ máy sấy ra mà không cần phơi thêm. Tuy nhiên, khi công dụng chính của thiết bị không còn được phát huy tốt nữa, thì có nghĩa là thiết bị đang gặp vấn đề, cần được kiểm tra và sửa chữa.

Bên cạnh việc sấy không khô, quần áo khi xử lý xong có mùi hôi, hoặc vẫn còn đọng nhiều chất bẩn cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. “Khi quần áo không thể được làm khô sau một chu trình, có thể là các bộ phận bên trong máy sấy đã bị mòn và cần được thay thế, hoặc hệ thống thông gió đang bị tắc, khiến thiết bị của bạn không thể thoát không khí nóng ra ngoài” – các chuyên gia nói thêm.

Dấu hiệu cho thấy máy sấy quần áo cần sửa chữa: Ngay điều đầu tiên đã rất nhiều người chủ quan - Ảnh 3.

Ảnh House Digest

Nếu cứ tiếp tục sử dụng, không những thiết bị không đem lại hiệu quả mà còn gây lãng phí điện năng. Đặc biệt là khi vào thời tiết nồm ẩm, nó còn dẫn tới nguy cơ xuất hiện nấm mốc bên trong máy cũng như quần áo người dùng.

3. Máy không khởi động được

Đây là dấu hiệu cuối cùng cho thấy máy sấy quần áo nhà bạn lúc này cần phải sửa chữa, thậm chí là thay mới. Các nhân viên sửa chữa chuyên nghiệp nhận định: “Nếu máy sấy của bạn không bật được, có thể nó đang gặp vấn đề với động cơ, các công tắc, bộ hẹn giờ bị hỏng hoặc dây đai bị lỗi. Việc thay thế một hoặc nhiều bộ phận này có thể thực hiện nhanh chóng nếu như bạn gọi ngay các đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để được chẩn đoán và xử lý đúng nhất”.

Dấu hiệu cho thấy máy sấy quần áo cần sửa chữa: Ngay điều đầu tiên đã rất nhiều người chủ quan - Ảnh 4.

Khi máy không còn bật được nữa thì chắc chắn bạn cần gọi thợ sửa chữa. (Ảnh minh họa)

Khi thiết bị xảy ra vấn đề, trong mọi trường hợp, điều quan trọng nhất là người dùng cần xác dịnhd được nguồn gốc, nguyên nhân và đưa ra phương an giải quyết nhanh chóng để ngăn ngừa thiệt hại càng sớm càng tốt.

Thông thường tuổi thọ một thiết bị điện tử có thể kéo dài từ 6 – 10 năm, tùy vào tùy dòng, loại máy cũng như cách mà người dùng sử dụng chúng mỗi ngày. Với máy sấy quần áo, dưới đây cũng là một số lưu ý khi sử dụng thiết bị, được đưa ra bởi các nhà sản xuất và phân phối, sao cho thiết bị đảm bảo hoạt động tốt, hạn chế xảy ra vấn đề và bền lâu nhất có thể.

Đảm bảo quần áo đã được giặt trước khi cho vào máy sấy: Máy sấy chỉ làm tốt nhiệm vụ là sấy quần áo, kết hợp với loại bỏ các xơ, bụi vải còn sót lại trên trang phục chứ không thể giặt quần áo. Quần áo sau khi giặt xong, nếu còn đọng nước hãy loại bỏ bớt rồi mới cho vào máy sấy.

Kiểm tra kỹ các túi quần, áo: Nếu trong túi quần, áo của bạn cho vào máy sấy có những vật dụng lạ, đặc biệt là kẹo cao su, vật nhọn, đinh, kim, hay các vật kim loại khác thì nó đặc biệt nguy hiểm. Chúng tiềm ẩn khả năng xảy ra cháy nổ khi được sấy với nhiệt độ cao bên trong thiết bị.

Dấu hiệu cho thấy máy sấy quần áo cần sửa chữa: Ngay điều đầu tiên đã rất nhiều người chủ quan - Ảnh 5.

Kiểm tra kỹ túi quần, túi áo trước khi cho vào máy giặt, tránh để bên trong các đồ kim loại. (Ảnh minh họa)

Không sấy quá nhiều hay sấy quá ít: Việc cho quá nhiều quần áo vào máy sẽ khiến thiết bị bị quá tải, còn cho quá ít sẽ vô tình gây lãng phí điện năng. Theo các nhà sản xuất khuyến cáo, chỉ nên cho khoảng 2/3 lồng sấy. Nếu quần áo quá ít để sấy, hãy cho thêm vài chiếc khăn vào.

Không làm gián đoạn chu trình hoạt động của máy: Những việc có thể làm gián đoạn chu trình hoạt động của máy phổ biến nhất là thêm quần áo vào. Khi mở cửa, khí nóng sẽ bị thất thoát, khiến quá trình sấy mất nhiều thời gian hơn, và quần áo thì cũng có thể không được sấy khô như mong muốn.

Lấy quần áo ra khỏi máy sấy ngay sau khi đã sấy khô: Sau khi đã hoàn thành quá trình sấy khô, hãy mở cửa để hơi nóng thoát ra ngoài và lấy ngay quần áo ra khỏi máy. Quần áo ngay cả khi đã sấy xong nhưng bạn vẫn để trong máy thì dễ bị nhăn.

Dấu hiệu cho thấy máy sấy quần áo cần sửa chữa: Ngay điều đầu tiên đã rất nhiều người chủ quan - Ảnh 6.

Nên lấy quần áo ra ngay sau khi máy đã sấy xong để chống nhăn. (Ảnh minh họa)

Bảo dưỡng máy sấy định kỳ: Thời gian được khuyến cáo là khoảng 3-4 tháng/lần. Bạn cần kiểm tra, bảo dưỡng máy để máy luôn đạt hiểu quả tốt nhất. Còn về vấn đề vệ sinh thì nên thực hiện hàng tuần.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin