Một số bác sĩ đưa ra lời khuyên không nên để trẻ ngâm mình trong bồn tắm cho pha các dung dịch làm sạch như sữa tắm.
Tắm rửa quá nhiều sẽ gây hại cho làn da của trẻ nhỏ, khiến các bé dễ mắc chứng viêm da. Ảnh: L.C. |
Khi tôi còn là bà mẹ trẻ phải đi làm của hai đứa con, một ba tuổi và một hai tuổi, chúng tôi sống cạnh nhà Red Kelly, một vận động viên khúc côn cầu nổi tiếng và sau này trở thành huấn luyện viên NHL1.
Một ngày, tôi đã có cơ hội nói chuyện với Kelly. Anh nói rằng nếu tôi muốn hai đứa con của mình trưởng thành trong môn thể thao quốc gia của Canada, tôi nên để chúng ra ngoài với giày trượt băng màu đen để làm quen với cảm giác đó. Giày trượt băng có vẻ hỗ trợ mắt cá chân tốt hơn giày trượt dùng trong môn khúc côn cầu.
Tò mò với gợi ý của Kelly, tôi đã mua cho hai đứa trẻ giày trượt có bánh răng bảo vệ và để chúng đi quanh nhà trong nhiều tháng. Điều đó thực sự có hiệu quả. Gần hai thập kỷ sau, tôi đã trở thành một bà mẹ đáng tự hào của hai đứa con chơi khúc côn cầu. Tôi tiếp tục có thêm một đứa con trai nữa và cả ba đều rất xuất sắc trong môn thể thao này.
Lũ trẻ cạnh tranh trong môn bóng bầu dục thực sự là những vận động viên điên rồ. Chúng thường thích chơi rất nhiều môn thể thao.
Nhưng khúc côn cầu có vấn đề to tát là bộ môn này rất nguy hiểm. Đĩa dùng trong khúc côn cầu làm bằng nhựa, cứng và nặng. Băng cũng có thể rắn như bê tông và các vận động viên di chuyển với tốc độ cao, thường là lao về phía nhau. Chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Bụi bẩn và mùi khúc côn cầu cũng kinh khủng vậy. Trên thế giới này không nhiều thứ có mùi khủng khiếp hơn dụng cụ khúc côn cầu.
Phần lớn mọi người đều tin rằng một bà mẹ vốn là bác sĩ y khoa và chuyên gia da liễu sẽ bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ và vệ sinh – sẽ chạy quanh với khăn giấy và luôn chuẩn bị đồ khử trùng tay bằng cồn sẵn sàng bất cứ lúc nào. Nhưng nếu đã đọc đến tận trang này, bạn sẽ biết đó không phải là tôi.
Trên thực tế, tôi chính là hình mẫu ngược lại với kiểu cha mẹ luôn quan tâm quá mức đó. Phương châm của tôi là: “Nếu không bẩn thì tức là con chẳng tận hưởng được cuộc vui một chút nào. Chảy một chút máu cũng chẳng sao, điều đó có nghĩa là con vẫn đang sống.”
Đôi khi, mấy cậu con trai của tôi có gây gổ đánh nhau như bất cứ cậu bé nào khác, một trong số chúng đến mách với tôi. Tôi thường chỉ nói rằng: “Có đứa nào chảy máu không? Nếu không thì tự giải quyết đi.”
Ngày nay, chúng ta đã có rất nhiều cuốn sách nói về việc các bậc cha mẹ đã làm hư con bằng cách bao bọc và cảnh giác với nguy hiểm quá mức, nhiều người giữ cho con không bị trầy xước dù chỉ một chút hay nhìn chung là không cho chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tôi có xu hướng đồng ý với những lời chỉ trích, nhất là đối với cách chúng ta chăm sóc làn da cho trẻ.
Và tôi không phải là người duy nhất. Cả cộng đồng các bác sĩ khoa Da liễu đều nhất trí rằng chúng ta đang tắm rửa cho con quá nhiều. Trừ khi cả người con bạn dính đầy bùn hay những chất không mong muốn khác, không thì bạn không cần thiết phải dùng xà phòng trên toàn bộ cơ thể con.
Tắm bồn hàng ngày có hại nhiều hơn có lợi, nhất là khi sử dụng xà phòng toàn thân. Ví dụ đơn giản là việc sử dụng xà phòng có tác dụng quá mạnh lên da trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên có thể tăng nguy cơ mắc eczema dị ứng.
Michael Cork, Giáo sư khoa Da liễu của trường Đại học Y khoa Sheffield đã nói rằng: “Tỷ lệ nhiễm viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã tăng từ 5% vào thập niên 40 của thế kỷ trước lên thành 25% ngày nay. Rõ ràng là trong giai đoạn này, yếu tố di truyền không hề thay đổi nhưng môi trường thì có, nhất là cách chúng ta chăm sóc da cho trẻ sơ sinh.”
Nói cách khác, chúng ta đang làm quá nhiều với lũ trẻ. Tắm quá nhiều. Kỳ cọ quá nhiều. Dùng xà phòng quá nhiều. Và tất cả những điều đó đều gây hại cho trẻ.
Tôi chỉ tắm cho con ba đến bốn lần một tuần khi chúng còn nhỏ. Tôi thường để chúng chơi đùa với nước trước và chỉ sử dụng chất tẩy rửa tổng hợp trước khi chúng rời khỏi bồn tắm. Không ngồi trong chất tẩy rửa. Không bọt xà phòng hay bánh xà phòng thực sự, và không bất cứ loại dầu gội có mùi hương thú vị nào.
Các con tôi sinh ra trong một gia đình được chẩn đoán là có tiền sử về các chứng dị ứng, nhưng chúng vẫn chưa mắc phải một chứng nào. Đúng vậy, chúng không hề bị hen suyễn, dị ứng phấn hoa hay eczema.
Liệu có phải quan niệm tự do của tôi về vấn đề sạch sẽ đã giúp chúng tránh được các chứng bệnh dị ứng mà chúng vốn bị chẩn đoán là sẽ mắc không?
Tôi thích ý nghĩ rằng điều đó là đúng!
Ngược lại, một trong những người bạn thân của tôi mắc rất nhiều chứng dị ứng khi còn nhỏ, bao gồm cả dị ứng phấn hoa. Hai trong số ba người con của anh ấy cũng bị; đứa còn lại mắc eczema. Khi chúng còn nhỏ, bạn tôi và vợ luôn bị ám ảnh với vi khuẩn.
Họ thường xuyên tắm cho con – kỳ cọ toàn thân chúng bằng xà phòng, cứ thoắt cái lại dùng dung dịch cồn khử trùng. Họ chính là những người bị ám ảnh về sự sạch sẽ. Và đó có thể chính là nguyên nhân khiến con họ bị dị ứng như thế.
Cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, nhưng suy đoán của tôi dựa trên căn cứ khoa học cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tắm rửa và sử dụng xà phòng cùng chất tẩy rửa mạnh thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng trong việc khiến trẻ bị eczema, hen, lời khuyên tôi đưa ra cho các bạn ở chương này đều dựa trên lời khuyên từ Học viện Da liễu Mỹ, nơi tôi cũng là một thành viên.