Giật mình khi ngủ là một tình trạng tưởng chừng như vô hại nhưng đó có thể là dấu hiệu khi sức khỏe bất ổn.
Thời gian chuyển giao giữa mùa hè và mùa thu đến, thời tiết trở nên mát mẻ. Nhờ đó, giấc ngủ của chúng ta cũng bắt đầu dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, không ít người đã từng gặp phải trường hợp khi đang ngủ đột nhiên có cảm giác “dậm chân lên không trung bị trượt” rồi tỉnh dậy. Một số người mơ thấy mình bị ngã, hoặc đi trên những bậc thang trống dẫn đến tỉnh giấc vào nửa đêm…
Tình trạng như vậy thường xảy ra ở thanh thiếu niên và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Về mặt y học, đây là tình trạng rất bình thường. Người lớn thỉnh thoảng gặp phải tình trạng này với tần suất thấp. Đó là hiện tượng bình thường và thuộc phản ứng sinh lý gọi là “co giật cơ”.
Tại sao co giật cơ xảy ra?
Con người khi ngủ cơ thể sẽ được nghỉ ngơi, các tế bào thần kinh não bộ nâng cao cũng không ngoại lệ. Lúc này tác dụng ức chế trung khu thần kinh cấp thấp tương đối yếu, điều này sẽ gây ra kích thích điện nhẹ làm cho cơ co rút một cách thụ động.
Trong trường hợp này, mọi người không thể tự mình cảm nhận được, nhưng não bộ thường “nhầm” khi nghĩ rằng cơ thể chúng ta sắp rơi từ độ cao nhất định. Vì vậy, chúng ta sẽ xuất hiện một phản ứng bản năng khiến các cơ ngay lập tức thắt chặt để lấy thăng bằng dồn vào đôi chân. Đây chính là nguyên nhân của việc ngủ hay giật mình.
Đôi khi, tình trạng này là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên gần như mỗi ngày, thậm chí nhiều lần trong một đêm và kèm theo ác mộng hoặc mộng du thì chúng ta cần cảnh giác hơn. Nếu tình trạng này đi kèm với một số biểu hiện như thức dậy bị táo bón, thay đổi tính tình, run tay, bạn nên đến bệnh viện khám để kiểm tra xem mình có mắc các bệnh liên quan đến giấc ngủ hay không.
Hình minh họa (Ảnh: Health Magazine)
Ngủ hay giật mình có phải là bệnh không?
Lưu ý nếu thường xuyên co giật cơ thì có thể đây là chứng “rối loạn vận động khi ngủ” và bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Hiện tại, đối với chứng co giật cơ và rối loạn vận động khi ngủ, người ta thường dựa vào mức độ nghiêm trọng và tần suất của hiện tượng, cũng như hoạt động điện não bất thường qua theo dõi điện não đồ trong khi ngủ. Nếu co giật cơ diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng, điện não đồ bất thường thì đó có thể là “rối loạn vận động khi ngủ”.
Thường xuyên co giật cơ có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác trong cơ thể điển hình là hội chứng Parkinson và một trường hợp hiếm gặp hơn là tai biến tim mạch, rung nhĩ.
Làm thế nào để giảm tần suất co giật cơ?
Nếu bạn muốn giảm co giật cơ, bạn có thể ngăn chặn bằng việc thay đổi các thói quen sau:
Giữ thái độ tích cực, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, điều chỉnh nhịp độ làm việc và cuộc sống. Lao động thể chất và thể dục thể thao điều độ để duy trì thể trạng tốt. Duy trì một giấc ngủ đều đặn và thói quen ăn uống dinh dưỡng tốt.
Hình minh họa (Ảnh: Greater Good Science Center)
Làm thế nào để đảm bảo một giấc ngủ ngon?
Trước hết, bạn cần duy trì một trạng thái tinh thần tốt và giảm căng thẳng thông qua các hoạt động giải trí khác nhua.
Thứ hai, giảm hoặc tránh uống trà hoặc cà phê sau buổi trưa, tránh uống rượu vào bữa tối. Không nên uống nhiều nước hoặc sữa trước khi đi ngủ vào buổi tối để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, nên uống một ngụm nước ấm trước khi đi ngủ vài phút.
Thứ ba, ăn nhẹ vào bữa tối, cắt giảm thức ăn nhiều dầu mỡ và nhiều gia vị. Ngoài ra, trái cây họ cam quýt và đồ uống có ga có thể gây khó tiêu ở một số người cùng với tình trạng trào ngược axit dạ dày. Bạn có thể ăn một số món ăn nhẹ không đường, dễ tiêu hóa để tránh làm phiền giấc ngủ.
Thứ tư, giảm thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ. Các chuyên gia khuyến khích tập thói quen không làm việc nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ và cố gắng giảm thiểu thời gian dành cho màn hình như điện thoại di động và máy tính. Bạn có thể đặt điện thoại ở một nơi không dễ với tới trước khi đi ngủ để hạn chế thời gian sử dụng không cần thiết.
Thứ năm, xây dựng thói quen làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Bạn có thể thực hiện một số hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ như tắm nước nóng, đọc sách… để có thể ngủ nhanh hơn sau khi lên giường.
Cuối cùng, tối ưu hóa môi trường phòng ngủ. Bạn có thể thay đổi bằng cách giữ nhiệt độ vừa phải, thoải mái và yên tĩnh. Nệm và gối phải làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, đồng thời cố gắng tránh mọi ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng nhân tạo sẽ “đánh lừa” đồng hồ sinh học, khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ.
Kết luận: Khi có biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường xuyên kéo dài, tốt hơn hết bạn hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn: Abolouwang