Đi du học từ khi mới 15 tuổi: Nên hay không?

Việc đi du học từ năm cấp 3 thay vì đợi đến đại học ngày càng phổ biến hơn.

TIN MỚI

Vào năm 2013, Wei Li, khi đó 16 tuổi, đã từ bỏ trường trung học ở Trung Quốc để bay nửa vòng trái đất sang nước Mỹ. Cô gái tuổi teen được bố mẹ đăng ký theo học một trường trung học tư thục ở phía Nam. Thay vì choáng ngợp vì một nước Mỹ hiện đại, hào nhoáng như trên phim, cuộc đời của Wei Li từ đó ngập tràn bi kịch. Phải sống một mình ở một đất nước hoàn toàn xa lạ cả về ngôn ngữ lẫn văn hóa, Wei Li có mối quan hệ căng thẳng với tất cả mọi người từ thầy cô, bạn bè cho đến chủ nhà nơi cô bé ở cùng. 

Trải nghiệm của Wei là đặc trưng của cái mà New York Times gọi là “thế hệ nhảy dù”. Cụm này ám chỉ những du học sinh đi du học từ sớm từ năm cấp 3, thậm chí là sớm hơn thế, thay vì chờ đến đại học hay sau đại học.

Những “đứa trẻ nhảy dù” bị ném vào đời từ năm 15 tuổi

Những đứa trẻ thuộc “thế hệ nhảy dù” có thể có những cảm nhận khác nhau khi phải đến sinh sống và học tập ở một đất nước khác khi còn quá nhỏ. Một số háo hức hòa nhập vào nền văn hóa mới, một số thì thấy cuộc sống của họ nhàm chán. Và một số ít, giống như Wei, nhận ra rằng nước Mỹ tự do, cởi mở mà họ được quảng cáo trên truyền hình không hoàn toàn màu hồng. 

“Mục tiêu của tôi khi ra nước ngoài là trở nên độc lập hơn”, Wei, người sau này đã theo học một trường đại học công lập danh tiếng ở Mỹ cho biết. “Tôi biết mình sẽ phải chịu khổ nhưng thực sự tôi đã phải trải qua quá nhiều cay đắng, hơn nhiều tôi từng tưởng tượng. Có đáng để bỏ ra rất nhiều tiền để học ít như vậy không? Để rời xa cha mẹ tôi?”.

Khi gia đình khen ngợi cô đã trưởng thành hơn nhiều kể từ khi rời khỏi nhà, Wei Li thường đáp lại bằng một biểu tượng cảm xúc mỉm cười. Cô ấy nói: “Nhưng sâu thẳm trong trái tim tôi, tôi đang chảy máu và đang khóc. Bản thân tôi thậm chí còn không biết liệu nó có đáng hay không nữa”.

Có một “thế hệ nhảy dù” bị bố mẹ “thả” đi du học nước ngoài từ khi mới 15 tuổi: Nên hay không? - Ảnh 1.

Những “đứa trẻ nhảy dù” là một hình ảnh phản chiếu của những đứa trẻ bị ép trưởng thành sớm. Họ giàu có hơn và được hỗ trợ tốt hơn, nhưng vẫn bị tách khỏi cha mẹ và phải đối mặt với những năm tháng hình thành tính cách của mình trong một môi trường xa lạ đầy thử thách.

Một số “du học sinh nhảy dù” thú nhận rằng họ hoặc bạn bè của họ đã trải qua các giai đoạn trầm cảm và rối loạn ăn uống, đồng thời nói thêm rằng họ phải vật lộn để được chăm sóc, tìm người tâm sự đáng tin cậy hoặc bày tỏ cảm xúc của mình một cách chính xác.

“Cơn sốt” du học và mong ước thành công dân toàn cầu 

Du học sinh Gen Z đang dần làm thay đổi hình ảnh truyền thống về sinh viên quốc tế châu Á tại Mỹ. Trước đây, nhóm này được mô tả là trầm lặng, tách biệt với xã hội và khá “mọt sách”. Và “thế hệ nhảy dù” – vốn ở độ tuổi rất trẻ đã phá bỏ khuôn mẫu này khi họ tiếp thu văn hóa Mỹ nhiều hơn sinh viên đại học. 

Nỗi niềm của “thế hệ nhảy dù” bị bố mẹ “thả” đi du học nước ngoài từ khi mới 15 tuổi: Nên hay không nên? - Ảnh 2.

Dẫu vậy việc sinh ra và lớn lên rồi chuyển sang học tập ở một môi trường trái ngược cũng gây ra những bất ổn tâm lý ở độ tuổi teen. Anastasia Lin, học sinh tại một trong những trường nội trú hàng đầu của New England cho biết: “Tôi thuộc về mọi nhóm, nhưng tôi cũng không thuộc về bất kỳ nhóm nào. Tôi nhảy qua nhảy lại giữa hai ngôn ngữ – tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, luôn tung hứng với những khuôn mẫu. Tôi mọt sách và đạt thành tích cao như truyền thống dân tộc tôi nhưng tôi cũng thích nhảy nhót, âm nhạc – thứ gần gũi hơn với người phương Tây”.

Mặc dù thành công trong học tập và xã hội, cô thấy cuộc sống ở thị trấn nhỏ New England cô đơn: “Tôi không có một người bạn nào thực sự hiểu tôi”.

Phần lớn những “đứa trẻ nhảy dù” được Sixth Tone phỏng vấn trong nhiều năm đã quay trở về nước sau khi tốt nghiệp hoặc bày tỏ ý định như vậy sau khi lấy bằng đại học ở Mỹ. Không giống như những thế hệ trước thường lên kế hoạch làm việc ở nước ngoài trong vài năm trước khi trở về, thế hệ hiện tại dường như ít bị mê hoặc hơn với những cơ hội định cư nước ngoài. Hầu hết mọi người đều không coi đây là nghĩa vụ đối với quê hương của họ mà đơn giản chỉ là vì họ thích cuộc sống ở nhà hơn.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin