Điện mặt trời áp mái hộ gia đình gặp khó khi hòa lưới điện quốc gia

Tại một số địa phương, việc hòa lưới điện quốc gia với các hộ gia đình lắp đặt điện năng lượng mặt trời với các đơn vị ngoài ngành điện, vẫn gặp phải những vướng mắc.

TIN MỚI

Tiềm năng phát triển điện mặt trời quy mô hộ gia đình ở nước ta được đánh giá là rất lớn. Trong những năm trở lại đây, Chính phủ cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời hộ gia đình.

Số hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cũng tăng tương đối nhanh. Tuy nhiên, tại một số địa phương, việc hòa lưới điện quốc gia với các hộ gia đình lắp đặt điện năng lượng mặt trời với các đơn vị ngoài ngành điện, vẫn gặp phải những vướng mắc.

200m2 diện tích điện mặt trời áp mái với chi phí khoảng 400 triệu đồng được hoàn thành đầu năm nay là cách anh Hơn (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) vừa phục vụ nhu cầu sử dụng điện trong gia đình và cũng nhằm phát triển kinh tế, khi lượng điện dư thừa được xác định sẽ bán cho đơn vị cung cấp điện tại địa phương.

“Những phần điện dư thừa tôi bán lên lưới điện mục đích để phát triển kinh tế. Nhà tôi chỉ dùng 100kW mà hệ thống sản xuất ra 4.000 kW”, anh Hơn cho hay.

Điện mặt trời áp mái hộ gia đình gặp khó khi hòa lưới điện quốc gia - Ảnh 1.

Số hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tăng tương đối nhanh. Ảnh minh họa – Dân trí.

Dù không ở mức chi phí đầu tư, công suất lớn như gia đình anh Hơn, một số gia đình đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại xã Tân Lập cũng có nhu cầu bán lượng điện dư thừa ban ngày để bù chi phí sử dụng điện vào ban đêm.

Tuy nhiên, dù bán điện để phát triển kinh tế hay bù chi phí sử dụng thì cho đến thời điểm này, các hộ gia đình vẫn chưa thể thực hiện. Bởi theo các hộ dân, đơn vị kinh doanh – cung cấp điện tại địa phương là Hợp tác xã nông nghiệp Tân Lập đã yêu cầu nhiều giấy tờ không bắt buộc trong thủ tục mua bán điện mặt trời áp mái hộ gia đình.

Điện mặt trời áp mái hộ gia đình gặp khó khi hòa lưới điện quốc gia - Ảnh 2.

Giá mua điện được đề xuất của Hợp tác xã nông nghiệp Tân Lập chỉ là 1.403 đồng/ kwh.

Ngoài vướng mắc về các loại giấy tờ cần thiết hay không cần thiết, các hộ gia đình có nhu cầu bán điện mặt trời áp mái còn cho rằng, mức giá mua điện và yêu cầu các hộ dân bán điện phải cung cấp hóa đơn mà đơn vị hợp tác xã trên đưa ra là không hợp lý. Bởi giá mua điện được đề xuất chỉ là 1.403 đồng/ kwh, chưa trừ 10% tổn hao đường dây, trong khi mức giá mua của ngành điện đang thực hiện là 1.963 đồng/kwh.

“Ý của họ là không muốn mua và họ chỉ muốn trả mức giá thấp nhất của giá bán buôn điện nông thôn”, an Hơn nói.

Hiện các hộ dân đã có đơn kiến nghị lên UBND huyện và Sở Công Thương Hà Nội để hỗ trợ giải quyết những vướng mắc trong việc mua bán điện với hợp tác xã. Tuy nhiên, cho đến nay hợp đồng mua bán vẫn chưa thể thực hiện.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin