Điều gì có thể khiến giá vàng hạ nhiệt?

Giá vàng được cho là còn dư địa tăng mạnh nhờ một số yếu tố, bao gồm lãi suất và địa chính trị.

TIN MỚI
Điều gì có thể khiến giá vàng hạ nhiệt?- Ảnh 1.

Kể từ tháng 10/2023, giá vàng liên tục tăng, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2.450 USD/ounce vào ngày 2/5. Tính đến ngày 6/6, vàng được giao dịch ở mức khoảng 2.373 USD /ounce, cao hơn một chút so với kỷ lục 2.075 USD/ounce được thiết lập vào tháng 8/2020.

Người tiêu dùng đang tích cực mua vàng. Tại Trung Quốc, các chủ tiệm đang bán những thỏi vàng có hình dạng giống đậu phộng và trái cây với giá 90 USD/thỏi.

Tại các cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc, khách hàng có thể mua những thanh vàng nhỏ, mỗi thanh nặng 1,87g và có giá 170 USD.

Có thể thấy, triển vọng về vàng vẫn khá tích cực. Các ngân hàng trung ương đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, mặc dù ở các tốc độ khác nhau, và vàng vẫn duy trì vai trò là công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Tuy nhiên, theo Christopher Wong, chiến lược gia tại OCBC, nhà đầu tư nên thận trọng khi xem xét những ưu và nhược điểm của vàng như một khoản đầu tư, vì kim loại màu vàng đang tăng giá quá nhanh và không tạo ra lợi nhuận.

Những lý do đằng sau cơn sốt vàng

Đầu tiên là địa chính trị. Khi căng thẳng địa chính trị gia tăng, các nhà đầu tư có xu hướng tìm tới vàng, vốn từ lâu được coi là tài sản trú ẩn an toàn. Giá vàng tăng gần đây được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông và cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Ngoài ra, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 có thể đẩy giá vàng lên cao hơn. Nếu ông Donald Trump trở lại làm tổng thống nhiệm kỳ thứ hai, một cuộc chiến thương mại mới với Trung Quốc có thể bắt đầu với kế hoạch áp thuế từ 60% trở lên đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong năm 2018-20219, khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bắt đầu và leo thang, giá vàng cũng tăng giá đáng kể.

Thứ hai là nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu. Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, bao gồm ở Brazil, Canada, Châu Âu, Thụy Điển và Thụy Sĩ, đã bắt đầu cắt giảm lãi suất. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể hạ lãi suất trong những tháng tới.

Chính sách tiền tệ nới lỏng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá vàng. Từ năm 2001, giá vàng tăng mạnh khi chu kỳ tăng lãi suất của Fed Mỹ kết thúc. Vì vậy, vàng có thể vẫn còn dư địa tăng cao hơn khi cắt giảm lãi suất bắt đầu.

Thứ ba là việc mua vàng ồ ạt của các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng với tốc độ kỷ lục – ước tính 1.082 tấn vàng vào năm 2022 và 1.037 tấn vào năm 2023.

Động lực này tiếp tục kéo dài đến năm 2024, dẫn đầu là Trung Quốc. Ở cấp độ quốc gia, Trung Quốc đã bổ sung thêm 225 tấn vào kho dự trữ vào năm 2023. Tháng 4/2024 cũng đánh dấu tháng thứ 18 liên tiếp nước này bổ sung vàng vào kho dự trữ của nước này.

Vàng vẫn hấp dẫn đối với các ngân hàng trung ương do tính hiệu quả của kim loại quý này trong thời kỳ khủng hoảng. Thực tế thì vàng cũng là một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư hiệu quả và tài sản có tính thanh khoản cao.

Mặc dù triển vọng về vàng được kỳ vọng là tích cực nhưng điều đó không có nghĩa là vàng miễn nhiễm với những biến động thường thấy ở một tài sản thông thường. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý thị trường, chính sách tiền tệ, dữ liệu kinh tế và các yếu tố khác.

Vàng có thể phải đối mặt với áp lực giảm giá trong trường hợp Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất hoặc bất ngờ thắt chặt, và căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt.

Theo CNA

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin