(VNF) – Mặc dù doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhưng doanh nghiệp Đăng Quang Watch của ông Đặng Vinh Quang lại có mức lợi nhuận vô cùng khiêm tốn thậm chí là lỗ.
Theo dữ liệu của VietnamFinance, giai đoạn 2021 – 2023, Đăng Quang Watch ghi nhận doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty liên tục giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2021 đạt hơn 85,12 tỷ đồng; năm 2022 giảm về 78,13 tỷ đồng (giảm 8,2% so với năm trước đó). Bước sang năm 2023, doanh thu của công ty tiếp tục sụt giảm về mức 74,33 tỷ đồng (giảm 4,8% so với năm trước đó).
Lợi nhuận gộp của công ty đạt giai đoạn 2021 – 2023 có nhiều biến động qua từng năm. Cụ thể, năm 2021 đạt hơn 37,66 tỷ đồng; năm 2022 tăng lên 53,33 tỷ đồng và năm 2023 giảm về mức hơn 50,22 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2021 – 2023, doanh thu hoạt động tài chính của Đăng Quang Watch tăng giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2021 ghi nhận hơn 134,26 triệu đồng; năm 2022 tăng lên 144,93 tỷ đồng và năm 2023 giảm về chỉ hơn 16,71 triệu đồng.
Cũng trong giai đoạn 3 năm này, chi phí tài chính của công ty liên tục gia tăng từ 2,55 tỷ đồng (năm 2021) lên hơn 2,79 tỷ đồng (năm 2022) và năm 2023 là hơn 5,19 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 – 2023 của Đăng Quang Watch có nhiều biến động qua từng năm. Cụ thể, năm 2021 âm hơn 1,08 tỷ đồng; năm 2022 đạt hơn 661,35 triệu đồng và năm 2023 đạt hơn 979,75 triệu đồng.
Sau khi trừ đi các chi phí, năm 2023 công ty Đăng Quang Watch báo lãi sau thuế hơn 9,17 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2022 công ty báo lỗ hơn 662,26 triệu đồng và năm 2021 báo lỗ hơn 1,35 tỷ đồng.
Tổng cộng tài sản của Đăng Quang Watch trong giai đoạn 2021 – 2023 tăng giảm thất thường qua từng năm. Cụ thể, năm 2021 công ty có tổng cộng tài sản là hơn 121,28 tỷ đồng; năm 2022 là hơn 147,84 tỷ đồng, tăng thêm hơn 26,55 tỷ đồng so với năm trước đó. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, tổng tài sản của công ty giảm nhẹ về mức hơn 144,43 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,3% so với năm trước đó.
Chiếm chủ yếu trong tổng cộng tài sản (TCTS) của công ty là tài sản ngắn hạn. Cụ thể, năm 2021 là hơn 114,68 tỷ đồng (chiếm 94,5% TCTS); năm 2022 là hơn 142,37 tỷ đồng (chiếm 96,3% TCTS) và năm 2023 là hơn 140,07 tỷ đồng (chiếm 97% TCTS).
Năm 2023, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là hơn 6 tỷ đồng; năm trước đó (2022) là hơn 3,84 tỷ đồng và năm 2021 là hơn 1,65 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2021 – 2023, hàng tồn kho của Đăng Quang Watch có nhiều biến động. Từ 105,27 tỷ đồng năm 2021 tăng lên 132,31 tỷ đồng vào năm 2022 và tới năm 2023 giảm về còn hơn 127,65 tỷ đồng.
Theo thuyết minh của công ty, hàng tồn kho năm 2023 của Đăng Quang Watch chủ yếu là hàng hoá (hơn 71,65 tỷ đồng) và hàng gửi đi bán (hơn 55,99 tỷ đồng).
Về nợ phải trả của Đăng Quang Watch, năm 2021 công ty có nợ phải trả là hơn 29,99 tỷ đồng; năm 2022 tăng vọt lên hơn 57,28 tỷ đồng và năm 2023 là hơn 53,85 tỷ đồng.
Đáng chú ý, năm 2023 Đăng Quang Watch có khoản phải trả người bán ngắn hạn là hơn 4,38 tỷ đồng, gồm: Epos SA hơn 2,63 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Trí Linh hơn 409,49 triệu đồng và Chi tiết cho từng đối tượng chiếm từ 10% trở lên trên tổng số phải trả (hơn 3 triệu đồng).
Trong giai đoạn 2021 – 2023, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Đăng Quang Watch liên tục gia tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2021 là hơn 22,15 tỷ đồng; năm 2022 tăng lên 37,24 tỷ đồng và năm 2023 là hơn 46,43 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 năm vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của công ty đã tăng gần 2,1 lần.
Vốn chủ sở hữu của Đăng Quang Watch năm 2021 là hơn 91,28 tỷ đồng; năm 2022 là hơn 90,56 tỷ đồng và năm 2023 là hơn 90,57 tỷ đồng.
Trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (năm 2023) của Đăng Quang Watch dương 2,15 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương 9,18 tỷ đồng. Trong khi đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 7 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái âm hơn 12,8 tỷ đồng.
Theo giới thiệu trên website, Đăng Quang Watch tiền thân là Siêu thị Đăng Quang được thành lập vào năm 2008. Đến tháng 10/2010, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần trực tuyến Đăng Quang. Địa chỉ trụ sở chính tại tổ 13, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Người theo đại diện pháp luật là Đặng Vinh Quang (sinh năm 1986), Giám đốc công ty.
Thời điểm tháng 2/2016, cổ đông sáng lập gồm: Đặng Vinh Quang góp 19,5 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 65% vốn điều lệ), Phạm Hồng Vân góp 8,7 tỷ đồng (tỷ lệ 29%) và Đặng Văn Hồng góp 1,8 tỷ đồng (tỷ lệ 6%).
Tháng 4/2018, vốn góp của các cổ đông có sự thay đổi. Cụ thể, Đặng Vinh Quang góp 24,5 tỷ đồng (tỷ lệ 70%), Phạm Hồng Vân góp 10,15 tỷ đồng (tỷ lệ 29%) và Đặng Văn Hồng đã chuyển nhượng cổ phần.
Tiếp đó, tháng 5/2018, vốn góp của Phạm Hồng Vân chỉ còn 7 tỷ đồng (tỷ lệ 20%) và Đặng Vinh Quang góp 27,65 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 79%).
Đến tháng 6/2018, công ty nâng vốn điều lệ từ 35 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Cổ đông góp vốn không được tiết lộ.