Đôi bờ giới tuyến và khát vọng Bắc Nam sum họp một nhà

“Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)” là nơi hội tụ của nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc, cũng như vươn đến đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ 1954-1975.

z5653791037467 15b172831c975a1f629623a044122fa0

70 năm trước, Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Vĩ tuyến 17, sông Bến Hải được chọn làm ranh giới quân sự tạm thời để chờ hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước Việt Nam vào tháng 7/1956. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ đã can dự trực tiếp vào miền Nam Việt Nam, không hề có bất cứ một cuộc bầu cử tự do nào được tổ chức sau đó, hai miền bị chia cẳt. Không còn sự lựa chọn nào khác, nhân dân Việt Nam phải đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước mà Vĩ tuyến 17 là ranh giới đầu tiên phải vượt qua.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký kết Hiệp định Genève (21/7/1954 – 21/7/2024) và 70 năm giải phóng Vĩnh Linh (25/8/1954 – 25/8/2024), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái bản cuốn sách Đôi bờ giới tuyến (1954-1967) của tác giả, PGS.TS Hoàng Chí Hiếu.

Nỗi đau chia cắt

So với bản in năm 2014, ở lần tái bản này, tác giả sách đã bổ sung thêm một số kết quả nghiên cứu mới để người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh toàn cảnh của đôi bờ giới tuyến từ sau năm 1954. Đồng thời, tác giả còn đối sánh hoàn cảnh cả ba nước Đức, Triều Tiên và Việt Nam đều có những nỗ lực nhằm tái thống nhất quốc gia bất chấp những trở ngại do cuộc Chiến tranh Lạnh gây ra.

Chia sẻ về bản tái bản này tác giả cho biết: “Lần giở và lắp ghép lại những mảnh vụn trong hồ sơ lưu trữ và ký ức của người thân, hiện lên trước mắt là hành trình của ông bà, bố mẹ tôi, cũng như bao người cùng thế hệ sinh ra và lớn lên trong khói lửa của cuộc chiến tranh cách mạng và cũng chính họ góp phần ít nhiều tạo nên những mảng màu của bức tranh lịch sử dân tộc trong thế kỷ XX, mà ở đó, nỗi đau chia cắt chung của dân tộc thấm sâu vào nỗi đau riêng của từng gia đình”.

“Tác giả biết rằng có nỗ lực tập hợp bao nhiêu thông tin đi chăng nữa cũng không thể nào diễn tả hết hiện thực sống động và tầm vóc lớn lao của cả dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Vẫn còn nhiều ẩn số tiếp tục cần giải mã về tầm vóc và những sự kiện mà quân dân đôi bờ giới tuyến đã làm trong thời kỳ 1954-1975.

Vận mệnh của mỗi con người chúng ta gắn liền với vận mệnh của đất nước, sức mạnh thiêng liêng đó không kẻ thù nào đánh đổ được. Việt Nam không cam chịu số phận đã được “sắp đặt sẵn” và ước vọng chung từ bao đời nay của toàn dân tộc Việt Nam là non sông nối liền một dải”.

Đôi bờ giới tuyến (1954-1967) gồm 2 phần chính: Phần 1: Sự thiết lập giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự tại Vĩ tuyến 17 sau Hiệp định Genève 1954; Phần 2: Đấu tranh Cách mạng ở khu phi Quân sự – Vĩ tuyến 17 (1954-1967).

Sách tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương – Vĩ tuyến 17 từ lúc hai miền đất nước rơi vào cảnh chia cắt tạm thời (từ tháng 7 năm 1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn khu phi quân sự, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Sách cũng phản ánh quá trình hình thành những nhân tố hun đúc nên bản lĩnh kiên cường, bất khuất của người Vĩnh Linh nói riêng và Quảng Trị nói chung trong cuộc trường chinh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Đó là bệ phóng đưa chủ nhân của mảnh đất này lên tầm cao “năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”.

70 nam Geneve anh 1

Sách Đôi bờ giới tuyến (1954-1975). Ảnh: Q.M.

Khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân hai Miền

Trong cuốn sách, tác giả Hoàng Chí Hiếu đã đề cập đến sự ngăn cách của dòng Hiền Lương – Vĩ tuyến 17. Một dòng sông hiền hòa như bao dòng sông khác đã bị “sự sắp đặt sẵn” của các cường quốc tham dự Hội nghị Genève (1954) chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Bao cán bộ, đồng chí, đồng bào, trong đó có những người thân trong gia đình tác giả, tập kết ra Bắc với lời hẹn hai năm sau sẽ trở về. Thế nhưng, sự can thiệp của Mỹ với tham vọng ngăn chặn làn sóng cách mạng lan xuống Đông Nam châu Á đã biến dòng Hiền Lương thực sự trở thành đường chia cắt đất nước.

Bao gia đình lâm vào cảnh “chồng Bắc vợ Nam”, “cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ”… Để vượt qua dòng sông rộng chưa đầy 100 m, cả dân tộc phải trải qua cuộc trường chinh 21 năm ròng rã, với bao mất mát hi sinh để cho Nam Bắc sum họp một nhà.

Đôi bờ giới tuyến đã trở thành “hình ảnh thu nhỏ” của nước Việt Nam trong thời kì 1954-1975. Sông Hiền Lương – Vĩ tuyến 17 từ chỗ là “chặng dừng” của cuộc trường chinh vĩ đại bền bỉ đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã trở thành một tiêu điểm, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế khi Việt Nam là nơi tiêu biểu cho sự đối đầu Đông – Tây.

Không còn sự lựa chọn nào khác, nhân dân Việt Nam phải đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước mà Vĩ tuyến 17 là ranh giới đầu tiên phải vượt qua.

Trong 21 năm đầy đau thương mà anh dũng ấy, ở đôi bờ Hiền Lương đã diễn ra cuộc đọ sức “không tiếng súng” nhưng không kém phần căng thẳng, quyết liệt trên nhiều lĩnh vực thậm chí đặc thù và “có một không hai” như đấu loa, đấu cờ, sơn cầu, công tác địch vận…

Song vượt lên tất cả sự chống phá quyết liệt của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam của những người làm công tác bảo vệ giới tuyến cùng sự hậu thuẫn to lớn của nhân dân Vĩnh Linh nói riêng, cả nước nói chung và bè bạn quốc tế đã giành ưu thế trước chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở bờ Nam.

Kết quả là đến năm 1967, với việc khu phi quân sự Nam được giải phóng, đường giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt đất nước được xóa bỏ. Quá trình thống nhất đất nước về lãnh thổ bước đầu được thực hiện tại Vĩ tuyến 17.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin