Đóng BHXH tự nguyện bao lâu để được hưởng lương hưu?

Nhiều lao động tự do lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện để được nhận lương hưu. Vậy cần đóng tối thiểu bao lâu để được hưởng khoản tiền này?

TIN MỚI

Điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện

Điều 73 Luật BHXH năm 2014 quy định, người tham gia BHXH tự nguyện được nhận lương hưu khi đáp ứng đủ 2 điều kiện:

– Về độ tuổi: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

– Về thời gian đóng: đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

Trường hợp người tham gia đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng chưa đủ 20 năm thì phải đóng cho đến khi đủ 20 năm.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, chỉ khi người tham gia BHXH tự nguyện đóng được ít nhất 20 năm thì mới được nhận lương hưu.

Mức lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện

Theo Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được nhận lương hưu hàng tháng với số tiền:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu * Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

– Tỷ lệ hưởng lương hưu: Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

+ Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.

– Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin