Tiêu chuẩn Chronometer có độ chính xác gấp 5 lần thông thường. Để có được độ chính xác này, người thợ phải kỳ công tinh chỉnh và giám sát bộ máy liên tục 15 ngày liền, được chứng nhận bởi tổ chức COSC Thụy Sĩ.
Lý do về sự ra đời của đồng hồ tiêu chuẩn Chronometer
Với mức độ sai số mỗi ngày trong khoảng từ -20/+40 giây (đối với đồng hồ Nhật Bản) và -15/+20 giây (đối với đồng hồ Thụy Sỹ) đồng hồ cơ truyền thống (hoạt động hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học) vốn không được chính xác như các loại đồng hồ pin hiện đại. Do đó, sự ra đời của tiêu chuẩn Chronometer hiện đại chính là lời khẳng định “đanh thép” về đẳng cấp của các cỗ máy đồng hồ cơ học cổ điển.
Tất cả đồng hồ để đạt chuẩn Chronometer đều phải có sai số cực nhỏ, chậm không quá 4 giây/ngày và nhanh không quá 6 giây/ngày. Độ chính xác này sẽ được kiểm tra và chứng nhận bởi tổ chức Contrôle Officiel Suisse des Chronometres (viết tắt là COSC) của Thụy Sĩ chứ không bởi bất cứ thương hiệu nào.
Quá trình kì công để đồng hồ đạt được chứng nhận Chronometer
Những bộ máy đồng hồ cơ lắp ráp hoàn chỉnh sẽ trải qua quá trình tinh chỉnh bởi các chuyên viên giàu kinh nghiệm của các hãng sản xuất, nhiều quá trình phải cần đến sự hỗ trợ của các loại máy móc hiện đại trong nhiều ngày liền để làm loại bỏ các sai sót khi hoạt động.
Sau đó, các bộ máy đạt tiêu chuẩn nội bộ của hãng này sẽ được gửi đến một trong ba cơ sở của COSC tại Biel/Bienne, Saint-Imier/BE và Le Locle. Từng bộ máy đều được kiểm tra riêng biệt trong thời gian 15 ngày khi đặt ở 5 kiểu khác nhau (úp, ngửa, núm ở 6h, núm ở 9h, núm ở 12 giờ) và ở ba nhiệt độ khác nhau.
Độ chính xác sẽ được đo lường cụ thể cho mỗi thử nghiệm, bao gồm cả các biến đổi nhiệt độ và môi trường chấn động. Tiêu chuẩn sai số -4/+6 giây mỗi ngày chính là một trong số những yêu cầu đó, ngoài ra còn có những yêu cầu khác như tại 8 độ C và 38 độ C thì sai số không được lớn hơn 0.6 giây mỗi ngày.
Máy đồng hồ đạt chuẩn sẽ được cấp giấy chứng nhận Chronometer để bán kèm đồng hồ, trên máy sẽ khắc số xác minh duy nhất do tổ chức COSC cấp. Sau đó, máy sẽ được đưa về hãng sản xuất và tiến hành đóng vỏ một cách cẩn thận bởi những thợ đồng hồ giàu kinh nghiệm.
Bởi vì có những yêu cầu khắt khe như vậy, hiện nay chỉ có khoảng 3% đồng hồ Thụy Sĩ đạt chứng nhận COSC và trở thành đồng hồ Chronometer, thường là những nhà sản xuất tên tuổi lâu năm có đẳng cấp hàng đầu thế giới như Rolex, Omega, Doxa, Breitling… Đồng hồ đạt chuẩn Chronometer đều sẽ tự hào thể hiện dòng chữ “Chronometer” trên mặt số.
Những dòng đồng hồ đạt chứng nhận Chronometer nổi tiếng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, ngoài những lựa chọn đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Rolex, Omega, Longines,… thì giới chơi đồng hồ Việt Nam gần đây đã có thêm lựa chọn không kém phần hấp dẫn đó là Doxa, tên tuổi lừng danh có lịch sử từ năm 1889 với màu cam rất đỗi quen thuộc với giới chơi đồng hồ.
Kì cựu trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ giới hạn số lượng, đồng hồ Doxa được săn lùng bởi sự hiếm có của mình. Các phiên bản đồng hồ Chronometer có độ chính xác rất cao làm từ chất liệu quý mà họ ra mắt gần đây trong bộ sưu tập DOXA GrandeMetre Blue Planet® được dân mộ điệu ráo riết tìm kiếm.
Đơn cử như mẫu đồng hồ Chronometer Doxa D198RBU không chỉ chính xác mà còn được làm từ vàng khối 18K và đá Blue Aventurine (thạch anh xanh dương) quý hiếm, khắc họa hình ảnh bầu trời đêm đầy sao.
Hay như Doxa D198SAG, chiếc đồng hồ chỉ sản xuất 800 chiếc toàn thế giới có mặt số được làm từ Blue Agate (mã não vân xanh) là loại đá mã não hiếm, để tạo ra vẻ đẹp sóng sánh như nước hồ thu của mặt số.
Với việc mỗi quốc gia thường chỉ nhập về vài chiếc ít ỏi, bộ sưu tập này thật sự không dành cho tất cả mọi người.
Chỉ 3% đồng hồ Thụy Sỹ đạt được chứng nhận Chronometer trên toàn thế giới, có thể nói sức hấp dẫn của đồng hồ Chronometer rất khó để chối từ đối với những ai thật sự hiểu và sành về đồng hồ.
Để tham khảo thêm về các dòng đồng hồ đạt chứng nhận tiêu chuẩn Chronometer, quý độc giả có thể truy cập website đồng hồ Hải Triều – Chuỗi showroom bán lẻ các thương hiệu đồng hồ chính hãng nổi tiếng tại Việt Nam: https://donghohaitrieu.com.