Đột quỵ trong khi tập thể dục: Chuyên gia tim mạch đầu ngành cảnh báo những người có nguy cơ cao

Danh hài Chí Tài đã qua đời, nguyên nhân do đột quỵ sau khi chạy bộ thể dục ở khu chung cư.

TIN MỚI

Nguy cơ tiềm ẩn đột quỵ 

Quản lý cũ của Chí Tài cho biết danh hài phải nhập viện Hoàn Mỹ sau khi bị đột quỵ vào sáng 9/12. Dù được cấp cứu nhưng danh hài vẫn không qua khỏi.

Theo GS Phạm Gia Khải – nguyên chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam chia sẻ, trong nhiều năm qua, các tai biến xảy ra trong lúc vận động đã được cảnh báo ngày càng nhiều, đáng tiếc nhất là những trường hợp đột tử mà trước đó bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện đáng ngờ.

Nguyên nhân đột quỵ rất nhiều trong đó có tăng huyết áp, người có bệnh mãn tính như đái tháo đường như nghệ sĩ Chí Tài cũng có nhiều nguy cơ đột quỵ. GS Khải cho rằng nếu như vận động quá sức thì có nguy cơ đột quỵ rất lớn.

Đột quỵ trong khi tập thể dục: Chuyên gia tim mạch đầu ngành cảnh báo những người có nguy cơ cao - Ảnh 1.

Nguy cơ đột quỵ khi tập thể thao.

Những người tập thể dục, thể thao xảy ra tai biến dẫn đến đột tử phần lớn là do bị cao huyết áp, tụt huyết áp hay có bệnh lý về tim mạch. Họ chỉ phát hiện bệnh khi vận động quá sức. Chính vì vậy, nhiều người thấy sức khỏe bình thường, kiểm tra không phát hiện bệnh, nhưng khi chơi thể thao, thi đấu thể thao thì bị tai biến, tử vong.

Khi tập thể dục, tập gym thì nhịp tim sẽ thay đổi nhanh hơn, đập nhanh hơn. Khi tập luyện nếu không kiểm soát nhịp tim sẽ rất nguy hiểm vì nhịp tim tăng, huyết áp cũng tăng khi đó xuất hiện các cơn thiếu máu thoáng qua. Có thể sau vài phút, người bệnh trở lại trạng thái bình thường nhưng đây chính là dấu hiệu dự báo cơn đột quỵ sắp xảy ra.

Các dấu hiệu nhận thấy như người vận động quá mạnh thấy mắt mờ, nhìn đôi, đau đầu, choáng váng, cứng cổ, buồn nôn. Nếu có dấu hiệu cơn thiếu máu thoáng qua, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe.

Còn  đợi khi cơn đột quỵ xảy ra với các dấu hiệu đột ngột đau đầu dữ dội, mất ý thức, nói khó, liệt nửa người thì không thể dự phòng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Trường hợp cấp cứu muộn sẽ để lại di chứng.

25 tuổi tử vong sau chơi thể thao

GS Khải cho biết ông đã từng chứng kiến một thanh niên chỉ 25 tuổi cũng tử vong sau khi chơi thể thao. Người bệnh trước đó hoàn toàn khỏe mạnh nhưng khi đang chơi đột nhiên đau đầu dữ dội và mất ý thức. Khi đưa vào viện, bệnh nhân đã xuất huyết não dưới nhện và dù cấp cứu kịp thời vẫn không cứu được.

 Đột quỵ trong khi tập thể dục: Chuyên gia tim mạch đầu ngành cảnh báo những người có nguy cơ cao - Ảnh 2.

GS Phạm Gia Khải

Chính vì vậy, việc chơi thể thao, tập thể dục rất tốt nhưng GS Khải cho rằng phải tùy từng người và những người chơi thể thao thường xuyên cũng không nên coi thường sức khỏe mà cần kiểm tra các bệnh đi kèm sẵn có.

Bởi vì, GS Khải thể trạng của mỗi người không giống nhau, có người 60 tuổi vẫn khỏe nhưng có người chỉ tới 50 tuổi sức khỏe đã kém. Chính vì thế việc tập luyện cũng nên căn cứ vào tình trạng sức khỏe để điều chỉnh lượng bài tập, chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý.

Khi tập thể dục, người tập cần luôn kiểm tra nhịp tim và giữ nhịp tim ở vùng an toàn khi tập luyện (<75% nhịp tim tối đa). Kiểm tra huyết áp mỗi ngày (huyết áp luôn giữ ổn định ở mức 120/80mmHg).

Ngoài ra, GS Khải cho biết nhiều người có thói quen tập thể dục vào sáng sớm. Điều này có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Khi cơ thể hoạt động cường độ cao cộng với nhiệt độ lạnh sẽ làm cho mạch máu co lại một cách đột ngột dễ gây xuất huyết não, thời tiết lạnh lẽo cũng không nên ra ngoài tập thể dục.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin