Ngoài phiên bản vật lý, giày Run Together còn có phiên bản NFT được quản lý trên điện thoại cho phép người dùng theo dõi quá trình vận động.
Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Fundgo hợp tác cùng Liên minh Chuyển đổi số DTS đầu tư vào công ty phân phối các sản phẩm giày công nghệ thông minh mang tên Run Together. Đại diện DTS cho hay mục đích của Run Together là khơi nguồn động lực cho cộng đồng quan tâm và đầu tư hơn về sức khỏe. “Run Together là một trong những đơn vị đầu tiên ở Việt Nam tiên phong ứng dụng NFT vào một sản phẩm vật lý truyền thống. Trong Run Together, chúng tôi đã phát hành ra sản phẩm Run NFT – mẫu giày chạy bộ có gắn chip NFT”, đại diện DTS chia sẻ.
Giày Run Together gắn một con chip ở đế, cho phép kết nối với điện thoại thông qua ứng dụng. Ứng dụng này sẽ hiển thị một phiên bản NFT của đôi giày, đồng thời cho phép quản lý số bước chân, quãng đường di chuyển, thống kê và phân tích về quá trình tập luyện. người dùng còn có thể quét và tìm bạn chạy gần mình, xem lại lịch sử chạy, tạo nhóm chat và xem bảng xếp hạng người chơi được thống kê theo thời gian thực.
Song song với việc phát hành Run NFT, đơn vị tiếp tục sản xuất các sản phẩm giày truyền thống. Trong thời gian tới, Run Together sẽ trích 20% lợi nhuận từ việc bán giày này để gây quỹ hoạt động cộng đồng. Quỹ sẽ được sử dụng cho việc hỗ trợ các giải đua nhằm mục đích từ thiện, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn. Đơn vị cũng có kế hoạch phát hành voucher dành tặng khách hàng tại các điểm bán truyền thống. “Chúng tôi muốn tạo ra những sản phẩm mang lại giá trị tích cực và khuyến khích mọi người quan tâm hơn đến việc đầu tư, chăm sóc sức khỏe”, đại diện DTS nói.
NFT với tính ứng dụng cao đã và đang ngày càng cho thấy sự hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ tính minh bạch và linh hoạt, hiện nay rất nhiều nhãn hàng lớn đã bắt đầu nghiên cứu NFT và mong muốn sẽ được ứng dụng NFT vào chính sản phẩm vật lý của mình.
Các chuyên gia nhận định việc ứng dụng công nghệ như AI, blockchain vào cuộc sống đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nghệ thuật đã ứng dụng hiệu quả công nghệ NFT trong sản phẩm của mình. Trên thực tế, việc ứng ứng dụng công nghệ NFT vào nghệ thuật không chỉ nhằm mục đích gìn giữ văn hóa mà còn giúp bảo vệ giá trị các sản phẩm. Những tác phẩm nghệ thuật NFT trị giá lên đến hàng chục triệu USD liên tục “gây sốt” trong cộng đồng đầu tư lẫn giới nghệ thuật.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm diễn ra mới đây, đại diện Liên minh chuyển đổi số DTS cho biết nhờ tính minh bạch và linh hoạt, nhiều nhãn hàng lớn đã bắt đầu nghiên cứu NFT và cho thấy mong muốn sẽ được ứng dụng NFT vào chính sản phẩm vật lý của mình. “Dự báo, sắp tới sẽ có thêm nhiều sản phẩm truyền thống ứng dụng công nghệ NFT hơn nữa. Qua đó, giúp cho mọi người vừa có thể được sử dụng sản phẩm truyền thống vật lý, vừa có thể nhận được những cái lợi ích, giá trị khác từ NFT”, đại diện DTS khẳng định.
Hoài Phương