Thẻ tín dụng thực sự là “bảo bối” cho những chuyến du lịch, công tác nước ngoài vì tiện lợi, an toàn. Để chuyến đi có được những trải nghiệm tốt nhất, bạn nên tìm hiểu rõ về phí giao dịch ngoại tệ và biết cách tận dụng tối đa tính năng, ưu đãi của chiếc thẻ.
Với mức sống ngày càng tăng, việc đi du lịch, công tác nước ngoài đã dần trở nên phổ biến với người Việt Nam. Hành trình đến một đất nước xa xôi cần chuẩn bị nhiều mặt, như lên lịch trình, tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, và chuẩn bị tài chính cho chuyến đi để tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ. Niềm háo hức được dạo chơi trên những con phố sầm uất tại “trời Tây”, hay thả mình trên bãi biển sẽ càng trọn vẹn, an tâm hơn khi có một chiếc thẻ tín dụng bên người. Bạn có thể chi tiêu, mua sắm ở nước ngoài một cách thuận tiện, không phải chuẩn bị nhiều tiền mặt.
Tuy nhiên, khi sử dụng thẻ tín dụng ở nước ngoài, bạn sẽ bị tính phí chuyển đổi ngoại tệ. Do đó, bạn cần hiểu rõ về các phí giao dịch quốc tế để tránh những chi phí không mong muốn.
Phí giao dịch ngoại tệ là gì và dành cho giao dịch nào?
Phí giao dịch ngoại tệ là khoản phí do tổ chức phát hành thẻ tín dụng áp dụng đối với các giao dịch mua được thực hiện bằng ngoại tệ khi ở nước ngoài, hoặc khi thanh toán trực tuyến bằng ngoại tệ cho các nhà bán hàng ở nước ngoài như trên sàn Amazon. Phí giao dịch ngoại tệ thường dao động từ 1% đến 3,5% số tiền giao dịch và được áp dụng trên giá mua được quy đổi sang nội tệ. Ngoài ra, khi rút tiền ngoại tệ tại ATM đặt ngoài Việt Nam, bạn cũng phải trả khoản phí này.
Chẳng hạn khi thanh toán bữa ăn tối tại Nhật Bản, chủ thẻ quẹt 1 triệu đồng (sau khi quy đổi theo tỷ giá), nếu ngân hàng quy định phí giao dịch 3,5% thì mức phí là 35.000 đồng, đồng nghĩa chủ thẻ phải chi tổng cộng 1,035 triệu đồng cho giao dịch đó.
Như vậy, với những người thường đi công tác, du lịch nước ngoài thì tìm được một chiếc thẻ tín dụng có phí thấp để làm “bạn đồng hành” là hết sức quan trọng. Với chiếc thẻ có phí giao dịch ngoại tệ tốt, bạn sẽ thoải mái hơn trong chi tiêu, mua được nhiều món đồ hơn, hoặc mua được món quà giá trị hơn.
Thẻ tín dụng nào có phí giao dịch ngoại tệ tốt?
Hiện nay, từng ngân hàng sẽ có mức phí giao dịch ngoại tệ khác nhau, khoảng 1-3,5% số tiền giao dịch. Bên cạnh đó, tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ cũng có khả năng chênh lệch giữa các nhà băng. Vì vậy, chọn một chiếc thẻ tín dụng quốc tế phù hợp với nhu cầu sẽ giúp bạn tối đa lợi ích, giảm thiểu chi phí, thậm chí sẽ được miễn phí hoàn toàn phí giao dịch ngoại tệ.
Điển hình như dòng thẻ cao cấp nhất của ACB là ACB Visa Infinite miễn 100% phí giao dịch ngoại tệ khi chủ thẻ chi tiêu ở bất kỳ quốc gia nào, tại cửa hàng hay thanh toán giao dịch trực tuyến quốc tế. Nhiều dòng thẻ tín dụng quốc tế khác của ACB cũng có mức phí giao dịch ngoại tệ cạnh tranh so với thị trường. Chẳng hạn, thẻ ACB Privilege Visa Signature có phí giao dịch ngoại tệ chỉ từ 0,9% theo phân hạng ưu tiên của khách hàng hay thẻ ACB Visa Signature chỉ 1,9%.
Đặc biệt, chủ thẻ tín dụng quốc tế của ACB cũng có thể chuyển đổi trả góp miễn phí lãi suất hoàn toàn qua ứng dụng ngân hàng ACB ONE. Khi thanh toán cho món hàng, dịch vụ với giá trị từ 3 triệu đồng bằng thẻ tín dụng ACB, bạn có thể chuyển đổi sang hình thức trả góp 0% lãi 0% phí cho kỳ hạn 3 tháng trên ACB ONE mà không phụ thuộc vào chính sách điểm bán hàng. Điều này giúp bạn có thể chia nhỏ các khoản chi tiêu, không bị áp lực tài chính quá lớn trong một thời điểm, từ đó có thể tận hưởng cuộc sống một cách nhẹ nhàng.
Là một người thích trải nghiệm những vùng đất mới, Thảo Anh (35 tuổi, TP.HCM) đã đi qua gần 20 nước trên thế giới. “Chiếc thẻ tín dụng thực sự là một “bảo bối” với người “cuồng chân” như mình. Mình chọn thẻ ACB Privilege Visa Signature vì phí giao dịch ngoại tệ rất thấp chỉ từ 0,9%. Ngoài ra, đặt vé máy bay, phòng khách sạn trực tuyến bằng chiếc thẻ này còn có thể được giảm giá 20%. Nhiều chuyến đi bắt gặp món đồ không thể bỏ lỡ, mình có thể thanh toán và chọn trả góp 0% lãi, 0% phí cho kỳ hạn 3 tháng”, Thảo Anh chia sẻ.
Một vấn đề khác cũng rất được quan tâm khi sử dụng thẻ tín dụng là tính an toàn, bảo mật. Trong trường hợp mất thẻ hoặc nuốt thẻ ở nước ngoài, chủ thẻ tín dụng ACB có thể dễ dàng khóa thẻ trên ACB ONE hoặc gọi điện cho tổng đài bằng sim có đăng ký chuyển vùng quốc tế.
Bên cạnh mức phí cạnh tranh, chủ thẻ ACB còn được hưởng nhiều lợi ích khác như đặc quyền phòng chờ sân bay và ưu đãi giảm giá tại các đối tác của ACB. Ngoài ra, các giao dịch chi tiêu thẻ sẽ được tích điểm ACB Rewards không giới hạn, sau đó có thể đổi số điểm này lấy e-voucher hoặc quà tặng tại loạt thương hiệu lớn như Phúc Long, Aeon Mall, Traveloka, Shopee, Starbucks…
Tìm hiểu chi tiết các dòng thẻ tín dụng ACB tại: Mở thẻ thanh toán ACB nhanh – an toàn, nhận ngàn ưu đãi