Bất chấp việc các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu đang đổ xô để thử nghiệm và phát hành CBDC, thì Đức dường như vẫn rất “đủng đỉnh” bởi vị thế hiện tại của mình.
Ngân hàng liên bang của Đức, Deutsche Bundesbank, đã chạy thử nghiệm thành công đối với một dự án làm cầu nối giữa cơ sở hạ tầng tài chính truyền thống với công nghệ blockchain.
Bất chấp việc các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu đang đổ xô để thử nghiệm và phát hành CBDC, thì Đức lại đang đi ngược với xu thế này
Bất chấp việc các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu đang đổ xô để làm quen với công nghệ t iền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC), thử nghiệm được thực hiện bởi Bundesbank, kết hợp với Tập đoàn Deutsche Börse và Cơ quan Tài chính Đức, yêu cầu phát hành không có CBDC hoặc bất kỳ tiền mã hóa nào.
Theo đó, các cơ quan này đã phát triển và thử nghiệm thành công giao diện thanh toán cho chứng khoán điện tử và làm việc với một loạt các bên tham gia thị trường khác. Thanh toán chứng khoán bằng công nghệ sổ cái phân tán (DLT), dựa trên hai mô-đun phần mềm tạo thành. Thay vì tạo một hệ thống dựa trên mã thông báo, ngân hàng chỉ cần tạo một giao diện khởi tạo “trình kích hoạt”, biểu thị rằng một giao dịch đã được giải quyết và tiền có thể được đổi chủ một cách an toàn.
Bằng cách đó, những người tham gia đã chứng minh rằng, có thể thiết lập một cầu nối công nghệ giữa blockchain và các hệ thống thanh toán thông thường để giải quyết chứng khoán bằng tiền của Ngân hàng Trung ương, mà không cần tạo ra CBDC.
Stephan Leithner, thành viên Ban điều hành của Deutsche Börse cho biết, công nghệ mới là thành phần quan trọng trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dự án này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thanh toán chứng khoán và số hóa chứng khoán hiệu quả hơn bằng cách kết hợp các công nghệ mới với cơ sở hạ tầng hiện có một cách thông minh.
Đức không giấu giếm thực tế rằng, họ không quá quan tâm đến CBDC . Điều đó có thể là do vị trí của Bundesbank với tư cách là thành viên quyền lực nhất của Hệ thống Ngân hàng Trung ương Châu Âu, khiến nó trở thành tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất. Đó là quan điểm đã được chính chính trị gia người Đức Burkhard Balz, cũng là thành viên ban điều hành của Bundesbank nhắc đến vào năm 2020.
Chính trị gia người Đức Burkhard Balz, cũng là thành viên ban điều hành của Bundesbank
Cụ thể, Balz nhấn mạnh rằng mọi người chỉ có thể sử dụng đồng euro kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương hậu thuẫn như một phương thức thanh toán chứ không phải như một kho lưu trữ giá trị.
Nếu đồng CBDC có các đặc điểm giống như tiền truyền thống, người gửi tiền có thể rút tiền của họ trong thời gian khủng hoảng bằng cách chuyển đổi nó thành đồng euro kỹ thuật số, khiến tiền trở thành khoản nợ phải trả cho Ngân hàng Trung ương. “Điều này có thể dẫn đến sự phá vỡ cấu trúc của khu vực ngân hàng và hậu quả là có thể làm giảm việc cung cấp tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế“, ông cảnh báo.
Như một biện pháp để ngăn chặn sự chạy đua của ngân hàng kỹ thuật số, Balz đề xuất rằng, các Ngân hàng Trung ương có thể giới hạn số lượng euro kỹ thuật số mà người dùng có thể nắm giữ tại bất kỳ thời điểm nào.
Sau thông báo về các thử nghiệm gần đây, Burkhard Balz đã gợi ý rằng, toàn bộ Hệ thống châu Âu có thể áp dụng công nghệ này nhanh hơn nhiều so với việc nó có thể khởi chạy CBDC.
“Sau khi thử nghiệm thành công, Hệ thống châu Âu sẽ có thể thực hiện một giải pháp như vậy trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, ít nhất là trong thời gian ngắn hơn nhiều so với thời gian cần thiết để phát hành CBDC“, Balz cho biết.
Là một phần của thử nghiệm, Cơ quan Tài chính Đức đã phát hành trái phiếu liên bang 10 năm thông qua hệ thống kích hoạt DLT, đồng thời thử nghiệm giao dịch chứng khoán trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Thử nghiệm bao gồm những người tham gia từ Citibank, Barclays, Goldman Sachs, Commerzbank, DZ Bank và Société Générale.