Cơ thể hoạt động được nhờ vào quá trình cung cấp và hoạt động của chuỗi thức ăn. Dinh dưỡng ăn vào cơ thể để cung cấp năng lượng sống được Đông y gọi là “thanh dương”, thực phẩm sau khi tiêu hóa, phần thừa thải ra ngoài gọi là “trọc âm”. Thanh dương làm cho con người cảm thấy nhẹ nhõm, còn trọc âm sẽ làm cơ thể nặng nề.
Đông y có câu nói nổi tiếng, “Người muốn khỏe mạnh sống thọ, là người luôn giữ cho đường ruột sạch sẽ”. Trong cuốn sách Đông y “Luận Hành” nổi tiếng từ thời nhà Hán (TQ), tác giả Vương Sung còn viết một câu được áp dụng cho đến ngày nay “Nếu muốn sống lâu không chết, thì đường ruột đừng có rác”.
Đông y cho rằng, con người sống khỏe hay không phụ thuộc vào cái gốc là hơi thở duy trì bình thường, khí cơ lưu thông đều đặn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì khí cơ chính là đường ruột vận hành thông suốt.
Cơ thể hoạt động được nhờ vào quá trình cung cấp và hoạt động của chuỗi thức ăn. Dinh dưỡng ăn vào cơ thể để cung cấp năng lượng sống được Đông y gọi là “thanh dương”, thực phẩm sau khi tiêu hóa, phần thừa thải ra ngoài gọi là “trọc âm”. Thanh dương làm cho con người cảm thấy nhẹ nhõm, còn trọc âm sẽ làm cơ thể nặng nề.
Nếu như đại tiện không thông, trọc âm không được đào thải, trong khi thanh dương tăng sẽ làm cho cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến phát sinh nhiều trạng thái khó chịu, nặng hơn có thể gây nguy hiểm.
3 giải pháp để đường ruột sạch sẽ, thông suốt
Theo Đông y, có 3 bước cơ bản mà bất kỳ ai cũng nên làm trước khi áp dụng các biện pháp khác.
1. Duy trì việc tập thể dục thích hợp
Theo quan niệm của Đông y, tập thể dục là giải pháp đầu tiên giúp tăng dương khí, trong khi đó, quá trình đại tiền phải dựa vào dương khí để đẩy phân ra ngoài.
Người tập thể dục nên chú ý đến thời gian, tần suất và mức độ tập sao cho phù hợp với sức khỏe của bản thân. Nên thực hiện từ 40-60 phút/ngày. Cách tập tăng dần từ ít đến nhiều, từ ngắn đến dài, từ nhẹ đến nặng.
Khi tập nên chú ý nhiệt độ cơ thể và nhịp tim. Tốt nhất là tập đến mức độ cơ thể đổ mồ hôi. Lựa chọn môn thể thao thường phụ thuộc vào sở thích của mỗi người, nhưng nên ưu tiên vận động chi dưới. Nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.
Đi bộ đúng cách (Ảnh minh họa)
2. Xoa bóp vùng bụng
Xoa bụng có tác dụng đặc biệt đến quá trình tiêu hóa, hỗ trợ cho dạ dày vận hành hiệu quả, thúc đẩy nhu động ruột, từ đó mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa.
Cách xoa bụng đơn giản, bạn có thể làm bất kỳ khi nào tiện lợi, tốt nhất là trong khi đi bộ, vừa đi vừa xoa, kết hợp một công đôi việc. Hoặc khi ngồi rảnh rỗi. Dùng lòng bàn tay để sát vào da bụng. Bắt đầu từ vùng dạ dày, xoa tròn đều dần phía rốn. Xoa vòng tròn hầu hết ở vùng bụng, ưu tiên vùng thượng vị.
(Ảnh minh họa)
Nếu người có bệnh trĩ hoặc gặp các vấn đề ở vùng hậu môn, trực tràng, có thể kết hợp động tác nâng hông để tăng cường hiệu quả. Trong khi nâng hông, thư giãn toàn thân và tập thêm động tác kegel để thúc đẩy vận động vùng cơ ở hậu môn và phần phụ. Thực hiện co thắt rồi thả lỏng theo nhịp khoảng từ 10-15 lần.
Việc tập luyện nhiều ít phụ thuộc vào điều kiện thời gian và sức khỏe của mỗi người.
Muốn sở hữu đường ruột khỏe, bạn phải quan tâm đặc biệt đến cả đầu vào và đầu ra. Ăn uống điều độ, khoa học, lành mạnh. Ưu tiên thực phẩm nhuận tràng, ăn nhiều rau củ quả, giảm thiểu đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Ăn bữa tối ở mức độ vừa phải, không nên ăn no, không ăn đồ khó tiêu trước khi ngủ.
Thời gian đại tiện tốt nhất là ở khung giờ từ 5h-7h sáng. Mỗi ngày nên đi đại tiện tối thiểu 1 lần. Nên duy trì thành thói quen. Giữ vững nguyên tắc “vào-ra” nhịp nhàng thì bạn sẽ không còn lo bệnh về đường ruột.
(Ảnh minh họa)
*Theo Health/Sina