Đừng uống nhiều 2 loại nước ép này vì có thể gây độc, tăng nguy cơ ung thư, càng sớm từ bỏ cơ thể bạn càng khỏe mạnh

Nước ép nổi tiếng với những công dụng tuyệt vời, nhưng bạn có biết rằng không phải lúc nào chúng cũng tốt, nếu uống 2 loại nước ép dưới đây bạn thậm chí phải đối diện với bệnh tật.

TIN MỚI

Ngoài nước lọc, nước ép trái cây cũng là thức uống thần thánh mà nhiều gia đình tin dùng trong những ngày giãn cách xã hội. Nước ép trái cây không chỉ giúp bổ sung nước, mà còn cung cấp một lượng lớn các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, nước ép còn chứa các chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật và làm đẹp da.

Dù vậy, không phải loại nước ép nào cũng tốt. Có 2 loại nước ép dưới đây được đánh giá là có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Nước ép bổ sung quá nhiều đường

Trong các loại trái cây đều có chứa một hàm lượng đường nhất định, nhưng nhiều người vẫn có thói quen cho thêm đường để gia tăng vị ngọt. Nhưng, thói quen này sẽ khiến cơ thể tiếp nhận quá nhiều đường, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu Pháp chỉ ra rằng các loại đồ uống có lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư . Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ hơn 100ml đồ uống chứa nhiều đường mỗi ngày sẽ làm tăng 18% nguy cơ ung thư, riêng với ung thư vú là 22%.

Đừng uống nhiều 2 loại nước ép này vì có thể gây độc, tăng nguy cơ ung thư, càng sớm từ bỏ cơ thể bạn càng khỏe mạnh - Ảnh 1.

Tiêu thụ các loại đồ uống có lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Không những vậy, khi bạn tiêu thụ đường với số lượng lớn, gan có thể bị tổn thương cũng như khi bạn uống nhiều rượu vậy. Thói quen ăn quá nhiều đường sẽ gây nhiều áp lực cho gan, dẫn đến gan bị nhiễm mỡ.

Nước ép chứa nhiều đường có rất nhiều calo nhưng không cho cảm giác no. Sự gia tăng đột ngột về lượng calo này có thể dẫn đến tăng cân, tiểu đường… đây đều là tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người.

Cách làm đúng:

– Nên uống nước ép nguyên chất và không pha thêm đường. Bạn không nên sử dụng các loại nước ép đóng chai vì khó kiểm soát được lượng đường có trong đó.

2. Nước ép từ các loại quả bị hỏng dập hoặc mốc

Theo bác sĩ Cheng Zhexin (Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc): Việc sử dụng các loại quả thối mốc để ép nước là một quyết định sai lầm. Bởi lúc này nước ép cũng không có vị tươi ngon, hơn nữa trái cây mốc có chứa vi sinh vật.

Đáng nói, các loại quả mốc còn chứa cả nấm mốc. Sự phát triển của nó làm thay đổi màu sắc, mùi vị và kết cấu của trái cây. Mặc dù nhìn thì thấy nấm mốc chỉ xuất hiện trên bề mặt nhưng rất có thể nấm mốc đã nằm sâu trong trái cây.

Đừng uống nhiều 2 loại nước ép này vì có thể gây độc, tăng nguy cơ ung thư, càng sớm từ bỏ cơ thể bạn càng khỏe mạnh - Ảnh 2.

Trong điều kiện thích hợp, nấm mốc có thể tạo ra các hóa chất độc hại như mycotoxin. Độc tố nấm mốc này có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn như nôn mửa, tiêu chảy và bệnh gan cấp tính. Tiếp xúc với nồng độ mycotoxin cao trong thời gian dài có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch và thậm chí có thể gây ung thư.

Aflatoxin cũng là một trong những loại độc tố nấm mốc phổ biến nhất, chúng gây ngộ độc, ung thư nếu như tiêu thụ trong thời gian dài.

Cách làm đúng:

– Nước ép trái cây chỉ ngon và bổ dưỡng khi được ép từ trái cây tươi.

Nước ép trái cây không tốt bằng việc thưởng thức nguyên quả

Nhiều người uống nước ép trái cây tin rằng nó tiện dụng và ngon hơn khi ăn quả nguyên chất. Tuy nhiên theo Boldsky, uống nước ép trái cây không thể tốt như ăn nguyên quả. Lý do bởi trong quá trình ép chúng ta có xu hướng loại bỏ vỏ hoặc bã của chúng mà chỉ lấy phần nước, như vậy toàn bộ chất xơ có trong trái cây đã bị bạn loại bỏ gần như hoàn toàn.

Chuyên gia khuyên nước ép dù tốt nhưng cũng không nên uống quá nhiều, mỗi người chỉ nên uống từ 150ml – 200ml nước ép trái cây/ngày, với các loại nước ép nhiều đường thì nên uống cách ngày.

Thời điểm để uống nước ép trái cây tốt nhất là giữa 2 bữa ăn sáng và trưa hoặc sau khi vận động cần bổ sung thể lực nhanh chóng.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin