ESG: Cách các công ty theo dõi tác động đến môi trường, xã hội

ESG là cụm từ viết tắt của “Environmental” (Môi trường), “Social” (Xã hội), và “Governance” (Quản trị doanh nghiệp). Đây là khung đánh giá để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.

TIN MỚI

Tăng sc cnh tranh trong xu thế gim phát thi

Theo Tổng cục Thống kê, quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt hơn 79 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ. Bên cạnh nguyên nhân suy giảm kinh tế chung, các chuyên gia nhận định, một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đang chuyển dần sang áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững một cách chặt chẽ hơn khiến doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, trong đó có ESG.

Tình trạng suy giảm đơn hàng xuất khẩu xuất hiện ở cả những ngành thế mạnh của Việt Nam như may mặc, da giày… Theo ông Vũ Chí Công, Quỹ đầu tư VinaCapital, thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam mất nhiều hợp đồng vào tay các doanh nghiệp Băng-la-đét vì thực hiện ESG chậm trễ hơn. Thực tế cho thấy, Việt Nam đang thiếu hụt đáng kể nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm về ESG, điều này khiến doanh nghiệp gặp bất lợi khi cạnh tranh trên thị trường.

Theo bà Nguyễn Thị Thương Linh – Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ, VCCI đã triển khai hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hành ESG trong 7 năm qua. Tuy nhiên, hằng năm, số doanh nghiệp được cấp chứng nhận chỉ đạt 7 – 8% số lượng đăng ký. Biến đổi khí hậu và những tác động từ suy giảm kinh tế những năm gần đây cho thấy, doanh nghiệp cần phải coi đây là hướng đi mới và đầu tư nhiều hơn. ESG đã trở thành con đường bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp, gián tiếp với thị trường EU, cũng như nhiều thị trường lớn khác. Đây là điều cần thiết, cấp bách, là con đường ngắn nhất để tăng cường năng lực cạnh tranh, thâm nhập các thị trường có giá trị thương mại cao.

ESG: Cách các công ty theo dõi tác động đến môi trường, xã hội - Ảnh 1.

Thực hiện ESG giúp các doanh nghiệp có lợi thế khi xuất khẩu hàng hóa

Các chuyên gia nhận định, những yếu tố về môi trường càng được chú trọng khi Việt Nam và nhiều quốc gia đã cam kết sẽ phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Việc thực hành ESG giúp doanh nghiệp chuẩn hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hàng loạt tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển bền vững, bao gồm: Kiểm soát rủi ro, kinh doanh liên tục, quản lý chuỗi cung ứng, giám sát phát thải khí nhà kính, “dấu chân” các-bon…

Từ góc nhìn của nhà đầu tư, ông Vũ Chí Công đến từ Quỹ đầu tư VinaCapital cho rằng, các doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu muốn thiết lập quan hệ đối tác với các đối tác địa phương có cùng tầm nhìn về các giá trị bền vững lâu dài, có mức độ công bố thông tin cùng với tính minh bạch cao hơn. ESG sẽ trở thành một phần bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn nhận vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm của mình sang các quốc gia khác. Lấy ví dụ, Lego cam kết đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam và đòi hỏi đối tác tại Việt Nam phải triển khai thực hành ESG ở mức độ nhất định.

Thúc đy kinh tế tun hoàn và kinh doanh bao trùm

Nhằm xây dựng năng lực triển khai ESG cho khu vực tư nhân, trong 3 năm tới, Sáng kiến thúc đẩy thực hành khung đánh giá ESG đặt mục tiêu sẽ nâng cao nhận thức cho khoảng 100.000 doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng; cung cấp các gói hỗ trợ kỹ thuật cụ thể cho các doanh nghiệp xuất khẩu và tài trợ thí điểm sáng kiến ESG xuất sắc.

Riêng trong năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng USAID sẽ triển khai Sáng kiến ESG Việt Nam 2023. Sáng kiến này là một trong những nỗ lực góp phần thực hiện Quyết định 167/QĐ-TTg 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững. Sáng kiến tập trung hỗ trợ doanh nghiệp có các cách tiếp cận và giải pháp loại bỏ lãng phí và ô nhiễm tại nguồn. Điều này giúp giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Sáng kiến cũng hướng tới các mô hình kinh doanh bao trùm, huy động người thu nhập thấp tham gia trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; cung cấp hàng hóa, dịch vụ và sinh kế cho người thu nhập thấp có thể thương mại hóa và tạo ra các giá trị.

Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 – Đợt 1 sẽ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chuyên sâu có trị giá lên tới 2 tỷ đồng cho Top 3 doanh nghiệp giành chiến thắng chung cuộc để thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng các sáng kiến kinh doanh bền vững xuất sắc nhất.

Top 10 doanh nghiệp sẽ được đào tạo/tư vấn chuyên sâu trong 4-6 tuần nhằm nâng cao hiểu biết về mô hình kinh tế tuần hoàn và kinh doanh bao trùm, hoàn thiện mô hình kinh doanh lồng ghép các yếu tố ESG, và xây dựng/hoàn thiện kế hoạch triển khai ESG tại doanh nghiệp./.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin