Cả thế giới đang quay cuồng với cơn sốt vàng. Những khách hàng mua vàng không chỉ là các ngân hàng trung ương mà cả các nhà đầu tư, người tiêu dùng…, đẩy giá hết lần này đến lần khác phá vỡ những kỷ lục cao mới.
Các ngân hàng trung ương vốn đã coi vàng là kho lưu trữ giá trị lâu dài và là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế và quốc tế, nay họ có thêm lý do mua vàng bởi muốn tránh xa đồng USD.
Đà tăng của giá vàng vẫn chưa dừng lại do động lực mua mạnh và rủi ro địa chính trị gia tăng.
Phiên thứ Ba (9/4), giá vàng giao ngay xác lập kỷ lục cao mới, 2.365,09 USD/ounce, kết thúc phiên ở mức 2.346,57 USD/ounce, tăng 0,3% so với phiên trước và là phiên tăng thứ 8 liên tiếp. Vàng kỳ hạn tháng 6/2024 cũng tăng 0,5% lên 2.362,4 USD/ounce.
So với một năm trước đây, giá vàng hiện đã tăng gần 20%.
Cả thế giới đang quay cuồng với cơn sốt vàng. Những khách hàng mua vàng không chỉ là các ngân hàng trung ương mà cả các nhà đầu tư, người tiêu dùng…, đẩy giá hết lần này đến lần khác phá vỡ những kỷ lục cao mới. Trên trang Reddit, những người mua vàng kiêu hãnh đăng các chủ đề về ‘kho’ vàng của họ.
Việc các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp cắt giảm lãi suất là động lực chính châm mồi cho lần tăng giá này, sau đó giá được thúc đẩy thêm bởi những yếu tố khác, bao gồm các ngân hàng trung ương – dẫn đầu là Trung Quốc – mua vàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào đô la Mỹ, cộng thêm rủi ro địa chính trị gia tăng, nhất là ở dải Gaza.
Cho đến lúc này, thị trường vẫn đặc biệt quan tâm tới yếu tố lãi suất của Mỹ. Đó chính là lý do khiến các nhà đầu tư đang nóng lòng chờ xem biên bản cuộc họp chính sách và dữ liệu lạm phát tháng Ba của Mỹ để biết thêm manh mối về chính sách lãi suất của nền kinh tế số 1 thế giới.
Động lực tăng giá trong ngày
Riêng trong những ngày này, giá vàng tăng còn do thị trường đang nóng lòng chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Ba của Mỹ, sẽ được công bố vào thứ Tư (10/4).
Phillip Streible, chiến lược gia trưởng thị trường tại Blue Line Futures ở Chicago, cho biết: “Đà mua kỹ thuật sẽ tiếp tục trên thị trường vàng trừ khi dữ liệu CPI nóng hơn nhiều so với dự kiến. Báo cáo lạm phát nguội hơn có thể đẩy giá vàng lên mức 2.400 USD”.
Động lực từ ngân hàng trung ương
Các ngân hàng trung ương coi vàng là kho lưu trữ giá trị lâu dài và là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế và quốc tế.
Vàng được coi là một khoản đầu tư kiên cường. Khi lãi suất giảm, giá vàng có xu hướng tăng do vàng thỏi trở nên hấp dẫn hơn các tài sản mang lại lãi suất như trái phiếu. Nhà đầu tư còn coi vàng là hàng rào chống lạm phát, đặt cược vàng miếng sẽ giữ được giá trị khi giá cả mọi thứ đều tăng.
Theo một báo cáo nghiên cứu ngày 9 tháng 4 của UBS, các ngân hàng trung ương có thể muốn “đa dạng hóa” khỏi đồng đô la Mỹ và mua vàng trong bối cảnh bất ổn địa chính trị. Khi Trung Quốc tăng cường dự trữ, nhu cầu đang đẩy tăng giá – vốn đã được các nhà đầu tư thông thường đẩy mạnh gần đây – lên cao nữa.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong tháng 3 đã mua vàng tháng thứ 17 liên tiếp, bổ sung thêm 160.000 ounce để nâng lượng dự trữ lên 72,74 triệu troy ounce vàng.
Theo một báo cáo nghiên cứu ngày 9 tháng 4 của Capital Economics, các nhà đầu tư Trung Quốc đang tìm đến vàng như một tài sản thay thế trong bối cảnh giá bất động sản và giá cổ phiếu sụt giảm trong những năm qua.
Các ngân hàng trung ương khác, bao gồm Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đang tăng dự trữ vàng. Theo UBS, tăng trưởng GDP của Ấn Độ đang thúc đẩy hoạt động mua như vậy.
Một dấu hiệu của thời đại?
Theo Ulf Lindahl, Giám đốc điều hành của Hiệp hội nghiên cứu tiền tệ, nhu cầu mua đồng loạt từ các ngân hàng trung ương là dấu hiệu cho thấy sự phụ thuộc vào đồng đô la đang giảm dần.
Lindahl cho biết trong một email rằng đồng đô la ngày càng không hấp dẫn đối với các ngân hàng trung ương vì họ muốn giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Mỹ.
Theo một nghiên cứu hồi tháng 3 của JP Morgan, các quốc gia không liên minh với Mỹ có thể tích lũy vàng để “tránh xa đồng đô la” nhằm giảm khả năng bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.
Theo nghiên cứu, việc mua của ngân hàng trung ương đã thúc đẩy giá vàng tăng kể từ năm 2022. JP Morgan nhận định vàng có thể đang bước vào một kỷ nguyên mạnh mẽ, vì lượng mua vàng của ngân hàng trung ương trong năm 2022 cao hơn gấp đôi so với lượng mua trung bình hàng năm trong thập kỷ trước.
Giá tăng diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen có chuyến thăm Trung Quốc để thảo luận về sự ổn định tài chính trong quan hệ Mỹ – Trung.
Theo Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại Moody’s, giá dầu cũng đang trên đà tăng, gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế Mỹ.
Theo nghiên cứu của UBS, giá dầu cao hơn có thể làm dấy lên lo ngại về lạm phát, từ đó lan sang thúc đẩy giá vàng.
Nhận thức thông thường về vàng
Giá vàng tăng báo hiệu các nhà đầu tư đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay nhưng có thể không chắc chắn về triển vọng kiềm chế lạm phát mà không khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, hay còn gọi là hạ cánh mềm.
Theo một báo cáo nghiên cứu ngày 9 tháng 4, UBS coi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed là “động lực chính thúc đẩy tâm lý lạc quan đối với vàng”.
Chủ tịch Fed Jerome Powell trong bài phát biểu ngày 3 tháng 4 cho biết lạm phát vẫn đang trên “con đường đôi khi gập ghềnh” hướng tới mục tiêu 2% của Fed và việc cắt giảm lãi suất để tái cân bằng nền kinh tế có thể sẽ bắt đầu vào một thời điểm nào đó vào cuối năm nay.
Theo dữ liệu từ CME Group, 51% các nhà đầu tư hiện mong đợi đợt Fed cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 6. Tuy nhiên, dữ liệu tăng trưởng việc làm trong tháng 3 đã vượt quá mong đợi, đặt ra câu hỏi về sự cần thiết phải cắt giảm lãi suất nhiều lần trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn mạnh mẽ.
Chỉ số giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, đã tăng 2,5% trong 12 tháng tính đến tháng 2. Con số này cao hơn mức tăng 2,4% trong tháng 1, theo dữ liệu của Bộ Thương mại công bố vào tháng trước.
Trên cơ sở hàng tháng, chỉ số giá PCE cốt lõi loại trừ các loại thực phẩm và năng lượng dễ biến động hơn, tăng 0,3%. Chỉ số này, được các quan chức Fed coi là thước đo quan trọng của lạm phát cơ bản, đã giảm từ mức 0,4% trong tháng 1, thời điểm nó tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong một năm.
Vậy tại sao vàng lại tăng mạnh vào thời điểm này?
Một số nhà đầu tư cường điệu xung quanh vàng thỏi khi giá tăng, đẩy chúng lên cao hơn nữa. Ví dụ, trên trang Reddit, những người mua vàng kiêu hãnh thường đăng các chủ đề về kho vàng của họ.
“Tần suất đăng bài trên Reddit ngày càng tăng, các sản phẩm vàng bán trực tuyến nhanh chóng được bán hết và doanh số của các trang bán vàng tăng mạnh mẽ”, thông tin từ trang này cho biết.
Theo đó, “những người mua bán theo xu hướng” và những người khác nhảy vào thị trường tăng giá khi bối cảnh bắt đầu cho thấy mức giá tăng đáng kể đã diễn ra trong thời gian dài.
Cũng cần lưu ý rằng vàng là tài sản truyền thống nên nắm giữ trong thời kỳ bất ổn chính trị. Năm 2024, cử tri ở hơn 60 quốc gia sẽ tham gia các cuộc bầu cử, bao gồm cả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Sự gia tăng về tính khó lường liên quan đến các yếu tố địa chính trị và kinh tế khẳng định giá trị ổn định của kim loại quý.
Tham khảo: CNN