“Giải oan” cho món gan động vật: Không gây độc mà chính là kho báu giàu vitamin, đạm, sắt, nhưng trước khi ăn nên lưu ý vài điều đơn giản này

“Thương con thì cho ăn tiết, giết con thì cho ăn gan”, nhưng sự thật có đúng như vậy?

TIN MỚI

Phủ tạng động vật bao gồm: óc, tim, gan, thận, dạ dày, ruột… Trong khi tim, dạ dày, óc là những loại nội tạng được rất nhiều người yêu thích và tin dùng thì với gan, bao lâu nay lại mang những “định kiến” vô cùng tiêu cực. Có quan niệm cho rằng không nên ăn gan động vật , vì gan là cơ quan thải độc, khi ăn gan sẽ độc hại cho cơ thể.

Giải oan cho món gan động vật: Không gây độc mà chính là kho báu giàu vitamin, đạm, sắt, nhưng trước khi ăn nên lưu ý vài điều đơn giản này - Ảnh 1.

Có quan niệm cho rằng không nên ăn gan động vật, vì gan là cơ quan thải độc, khi ăn gan sẽ độc hại cho cơ thể.

Người xưa có câu: “Thương con thì cho ăn tiết, giết con thì cho ăn gan”, từ đó có thể thấy từ bao đời nay dân gian ta xem gan là một thực phẩm nguy hiểm ngang “thuốc độc”, có thể đe dọa sức khỏe người ăn. Nhưng sự thật có đúng như vậy không?

Gan – thực phẩm không gây độc mà còn chứa vô vàn dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em, phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Loại thực phẩm này giúp chống thiếu máu , có tác dụng bổ mắt tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em. Như vậy ăn gan là tốt chứ không phải là độc.

Giải oan cho món gan động vật: Không gây độc mà chính là kho báu giàu vitamin, đạm, sắt, nhưng trước khi ăn nên lưu ý vài điều đơn giản này - Ảnh 2.

Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em, phụ nữ mang thai…

Nghiên cứu khoa học cũng đánh giá, gan là thực phẩm rất giàu protein (đạm). Ví dụ: 100g gan gà chứa 18,2g đạm, 100g gan vịt chứa 17,1g đạm. Trong khi đó, protein lại đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, duy trì và phát triển cơ bắp của cơ thể.

Gan rất dồi dào vitamin A và B12. Vitamin A giúp mắt sáng, tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B12 giúp sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu và ổn định hoạt động của hệ thần kinh.

Đồng thời, gan còn chứa nhiều sắt, kẽm, selen. Ví dụ: 100g gan gà chứa 8,2g sắt, 100g gan lợn chứa 12g sắt. Những loại khoáng chất này có tác dụng phục hồi tế bào, chữa lành vết thương…

Giải oan cho món gan động vật: Không gây độc mà chính là kho báu giàu vitamin, đạm, sắt, nhưng trước khi ăn nên lưu ý vài điều đơn giản này - Ảnh 3.

Gan rất tốt nhưng trước khi ăn nên lưu ý một số điều đơn giản sau

Cũng như bao thực phẩm khác, món gan động vật sẽ chỉ giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nếu được chế biến và sử dụng đúng cách. Vì vậy trước khi ăn, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý từ Viện dinh dưỡng:

– Chỉ ăn gan của những động vật không bị bệnh. Khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Tốt nhất chỉ ăn gan động vật khi biết rõ nguồn gốc hoặc những nơi giết mổ đã qua kiểm dịch.

Giải oan cho món gan động vật: Không gây độc mà chính là kho báu giàu vitamin, đạm, sắt, nhưng trước khi ăn nên lưu ý vài điều đơn giản này - Ảnh 4.

Chỉ nên ăn gan của những động vật không bị bệnh.

– Gan dù tốt nhưng chứa nhiều cholesterol, mỗi tuần chỉ nên ăn không quá 2-3 lần, mỗi lần ăn từ 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa.

– Người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh goute, bệnh thận, người thừa cân – béo phì không nên ăn các loại phủ tạng, bao gồm cả gan.

– Đặc biệt, gan động vật tốt nhất không nên chế biến cùng các loại rau củ giàu vitamin C như rau cần, giá đỗ, cải xoăn vì vitamin C trung tính và có tính kiềm không ổn định, trong khi gan có nhiều vi lượng như đồng, sắt nên dễ làm oxy hóa phân giải vitamin C, có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng của những loại rau củ này.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin