Theo cảnh báo của Mạng lưới phòng chống ung thư Việt Nam, bệnh ung thư đại trực tràng là 1 trong 5 bệnh ung thư phổ biến ở cả nam và nữ của người Việt.
Căn bệnh ung thư phổ biến top đầu ở Việt Nam
Theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch – Phó Chủ tịch Hội tiêu hoá Việt Nam, bác sĩ tại Bệnh viện An Việt cho biết, bệnh ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam.
Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính xảy ra ở đại tràng. Ung thư đại tràng là nguyên nhân tử vong cao thứ 4 trong các bệnh ung thư chỉ ít hơn ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Ung thư đại tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của của đại tràng tràng, đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng.
Trước đây, phần lớn số ca mắc ung thư đại trực tràng thuộc nhóm những quốc gia có nền kinh tế phát triển ở Châu Âu. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, bệnh có xu hướng tăng nhanh ở nhiều nước Châu Á, chưa kể độ tuổi mắc bệnh cũng đang dần “trẻ hóa”.
GS Trạch khám cho bệnh nhân
Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có 8.768 ca mắc mới và 5.796 trường hợp tử vong vì ung thư đại trực tràng (Số liệu Globocan thống kê vào năm 2012).
Hiện nay, bệnh ung thư đại tràng đang có xu hướng trẻ hoá. Nếu như ngày trước, bệnh chủ yếu ở tuổi 50 trở lên thì giờ đây có nhiều bệnh nhân 20 tuổi bị ung thư đại trực tràng.
Tính đến thời điểm này, khoa học vẫn chưa thể tìm ra những nguyên nhân chính xác gây ung thư đại trực tràng. Nó có thể liên quan đến sự thay đổi vật liệu di truyền (ADN) trong tế bào nhưng cũng có thể là do chính lối sống thiếu khoa học của con người.
Giáo sư đầu ngành tiêu hóa chỉ rõ 2 giai đoạn và 7 triệu chứng ung thư trực tràng
So với các bệnh ung thư khác như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tuỵ, ung thư đại trực tràng có tiên lượng tốt hơn và có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Chính vì thế, Giáo sư Trạch đưa ra các lời khuyên về triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng:
Để sàng lọc ung thư đại trực tràng, GS Trạch cho biết chỉ cần soi đại tràng và sinh thiết vị trí nghi ngờ, có thể thử CEA trong máu
Hiện nay, ung thư đại trực tràng vẫn được điều trị bằng các phương pháp đa mô thức như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị. Tuỳ vào từng giai đoạn, từng bệnh nhân bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị cho hợp lý.
Với phẫu thuật, GS Trạch cho biết đa số bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn đầu được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Đây là thủ thuật cắt bỏ phần đại tràng có chứa khối u, sau đó nối các phần đại tràng còn lại với nhau để người bệnh có thể đào thải các chất thải một cách bình thường.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước và vị trí của khối u để quyết định cắt bao nhiêu phần đại tràng. Ngoài ra có thể điều trị hỗ trợ:
Hóa trị: Sau khi phẫu thuật có thể điều trị hỗ trợ bằng hóa chất.
Xạ trị: thông thường, xạ trị đơn thuần ít khi được áp dụng trong điều trị ung thư đại tràng chỉ áp dụng cho ung thư trực tràng. Trường hợp này xạ trị có thể giúp thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật và thực hiện sau phẫu thuật. Phẫu thuật trước xạ trị hỗ trợ sau.
Sau khi điều trị, người bệnh cần thực hiện kiểm tra định kỳ trong nhiều năm để theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật cũng như khả năng ung thư tái phát.