Giáo sư nổi tiếng: 2 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi phát hiện con ăn trộm tiền

Giáo sư tâm lý cho biết, khi phát hiện con ăn trộm tiền, thay vì quát mắng cha mẹ cần làm 2 việc này, làm ngược lại chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn.

TIN MỚI

Theo đó, vụ việc cậu bé 10 tuổi bị cha mẹ đưa tới đồn và “giao nộp” cho cảnh sát vì tội ăn cắp tiền của phụ huynh mới đây đã khiến mạng xã hội Trung Quốc bàn tán xôn xao.

Nhiều người lên tiếng ủng hộ hành động của cha mẹ cậu bé và cho rằng, việc đưa con tới đồn cảnh sát để cho con hiểu hành vi trộm cắp là sai trái và con cần chịu trách nhiệm về hành động này của mình. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người phản đối hành động kể trên, nguyên nhân là vì làm như vậy dễ khiến đứa trẻ bị ám ảnh tâm lý, điều này ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của con trẻ sau này.

Giáo sư nổi tiếng: 2 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi phát hiện con ăn trộm tiền - Ảnh 1.

Hình ảnh trích từ camera cho thấy phụ huynh kiên quyết đòi “giao nộp” con trai cho cảnh sát. Ảnh: Net Ease.

Trước tình huống có phần nhạy cảm này, rất nhiều phụ huynh đều có chung một thắc mắc: Vậy khi phát hiện con ăn trộm tiền, cha mẹ cần tránh làm gì và nên làm gì?

Theo đó, giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn cho biết, việc cha mẹ xử lý sai cách khi phát hiện con ăn trộm tiền sẽ để lại những ám ảnh tâm lý không tốt, dễ tạo nên những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc cho con sau này. Chính vì vậy, giáo sư đã chỉ ra 2 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi biết con ăn cắp tiền, đồng thời cũng nhắc nhở cha mẹ cần làm 2 việc khi rơi vào trường hợp này.

Giáo sư nổi tiếng: 2 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi phát hiện con ăn trộm tiền - Ảnh 2.

Giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn hiện đang là Giáo sư Tâm lý học kiêm Phó Giám đốc Ủy ban Chuyên môn Tâm lý Pháp lý của Hiệp hội Tâm lý Trung Quốc. Ảnh: NetEase

2 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi phát hiện con ăn trộm tiền

1. Cha mẹ suy diễn theo hướng tiêu cực và sử dụng đòn roi

Rất nhiều bậc phụ huynh khi biết con mình có hành vi sai trái là trộm cắp tiền bạc thường không giữ nổi bình tĩnh và suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực rằng, con giờ dám ăn trộm tiền thì sau này sẽ làm những chuyện hư hỏng tày đình hơn thế.

Chính vì suy nghĩ này mà nhiều cha mẹ đã ngay lập tức sử dụng đòn roi để răn dạy con, vì nhiều gia đình vẫn quan niệm cho rằng: “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”, do đó phải đánh thật đau để con nhớ không được tái phạm.

Giáo sư nổi tiếng: 2 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi phát hiện con ăn trộm tiền - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn cho biết, việc phụ huynh chưa tìm hiểu rõ vấn đề đã suy diễn theo chiều hướng tiêu cực. Thậm chí việc sử dụng đòn roi với con sẽ dễ khiến con cảm thấy cha mẹ không thấu hiểu mình, từ đó nảy sinh suy nghĩ phản kháng và chống đối lại cha mẹ.

2. Cha mẹ nhận định con là “đứa trẻ hư”, đem chuyện này nói cho người khác

Sau khi nổi giận và trách phạt các con, có không ít bậc phụ huynh sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng và nhận định rằng con là “đứa trẻ hư”. Thậm chí nhiều phụ huynh còn đem sự việc này đi than thở và nói với những người thân khác trong gia đình.

Hành động này nhìn thì không có ảnh hưởng gì quá lớn, nhưng thực ra lại tiềm ẩn rất nhiều những hậu quả khôn lường. Vì việc quy kết con là “đứa trẻ hư” và kể chuyện này khắp nơi sẽ làm ảnh hưởng tới danh dự và lòng tự trọng của con, khiến con cảm thấy tự ti xấu hổ. Với một số đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ, việc “gắn mác” cho con là “đứa trẻ hư” dễ khiến chúng phản nghịch và nổi loạn hơn trong tương lai.

Giáo sư nổi tiếng: 2 cách ứng xử sai lầm của cha mẹ khi phát hiện con ăn trộm tiền - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Chính vì vậy, giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn kiến nghị các bậc phụ huynh, khi rơi vào trường hợp này hãy xử lý thật khéo léo và kín đáo nhất có thể. Tránh việc nhiều người cùng lớn tiếng chỉ trích sai lầm của đứa trẻ.

2 việc cha mẹ cần làm khi biết con ăn trộm tiền

1. Giải thích cho con hiểu việc ăn trộm là sai trái, cha mẹ làm mọi chuyện vì muốn tốt cho con

Giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn đã kể lại câu chuyện từng ăn trộm tiền và bị bố bắt được của chính mình. Khi đó, bố của bà đã nói một câu cực kỳ đắt giá khiến giáo sư tâm đắc và thực sự khắc ghi điều này.

Cụ thể, giáo sư cho biết, khi phát hiện con gái lấy trộm tiền, ông Lý đã nói rằng: “Tất cả những hành vi mà con phải lén lút thực hiện, không dám cho cha mẹ biết thì đều là những điều không nên. Vì khi thực hiện những hành vi xấu này có thể tiềm ẩn rất nhiều những hệ lụy và nguy hiểm mà con không biết trước được, nhưng vì con giấu cha mẹ, nên nếu con gặp nguy hiểm, cha mẹ cũng không biết để giúp con. Vì vậy con đừng làm những việc như thế này nữa nhé, cha mẹ làm mọi chuyện chỉ vì muốn bảo vệ con mà thôi. Có gì khó khăn hãy trao đổi trực tiếp với cha nhé.”

Khi phát hiện con làm việc sai trái, cha mẹ hãy bình tĩnh phân tích cho con hiểu, đồng thời để con biết rằng việc cha mẹ làm đều vì muốn tốt cho con, vì vậy cần con trung thực, tin tưởng cha mẹ và không tái phạm việc xấu này nữa.

2. Cha mẹ cần tự kiểm điểm lại chính bản thân mình và tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên nhân

Nếu đứa trẻ tái phạm việc ăn trộm tiền, cha mẹ cần ngay lập kiểm điểm lại chính bản thân mình và tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên nhân khiến con trẻ ăn trộm tiền. Tìm hiểu xem hiện tại con đang gặp vấn đề gì xung quanh các mối quan hệ bạn bè hoặc con có bị bắt nạt hay không? Từ đó có phương án giải quyết sao cho phù hợp và ổn thỏa nhất.

Khi phát hiện ra trẻ trộm tiền, cha mẹ nên bình tĩnh, không “dán nhãn” con là trẻ hư và tìm hiểu kỹ càng lý do gì khiến con có hành động như vậy. Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân thì giải thích cho con hiểu hành động đó là sai trái. Vì không chỉ mỗi tiền, việc lấy bất cứ thứ gì đó khi không được sự cho phép của người sở hữu thì đều là những việc làm sai, tuyệt đối không được tái phạm.

https://soha.vn/giao-su-noi-tieng-2-cach-ung-xu-sai-lam-cua-cha-me-khi-phat-hien-con-an-trom-tien-20220427172734964.htm

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin