Hạt lạc tốt cho sức khỏe và rẻ nhưng có 2 điều cấm kỵ khi ăn, vô tình mắc phải có thể gây hại cho sức khỏe

Với giá thành rẻ cùng hương vị bùi béo, lạc hay đậu phộng là loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình, giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Dù vậy, có 2 điều cấm kỵ khi ăn lạc mà bạn tốt nhất nên tránh kẻo bị béo phì, ung thư.

TIN MỚI

Theo chuyên gia dinh dưỡng Shi Zhengli, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh (Trung Quốc), nhân đậu phộng sống rất giàu chất xơ (5,5g/100g) và chất béo (44,3g/100g), chất béo của nó chủ yếu là axit béo không no, là nguồn chất béo cao.

So với các loại hạt khác, hạt lạc có nhiều protein hơn (24,8g/100g) và vitamin B1 (0,72mg/100g), hàm lượng vitamin B3 (niacin) đặc biệt cao hơn nhiều so với các loại hạt khác (17,90mg/100g). Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đậu phộng có chỉ số đường huyết (GI) thấp và cũng là một nguyên liệu tốt, có thể nấu chung với các loại ngũ cốc và đậu để ăn thay gạo trắng.

Hạt lạc tốt cho sức khỏe và rẻ nhưng có 2 điều cấm kỵ khi ăn, vô tình mắc phải có thể gây hại cho sức khỏe - Ảnh 1.

Chính nhờ giá trị dinh dưỡng cao như vậy nên ăn lạc thường xuyên có thể giúp thúc đẩy cơ thể sinh trưởng và phát triển; thúc đẩy tế bào sinh trưởng, nâng cao trí thông minh; chống lão hóa sớm; nhuận phế trừ ho; đông máu, cầm máu; ngăn ngừa bệnh tim mạch vành; bổ huyết, thông sữa; phòng ngừa ung thư đại tràng…

Tuy nhiên, khi ăn lạc cũng có một số điều kiêng kỵ nếu không nó sẽ phản tác dụng. Dưới đây là 2 điều cấm kỵ khi tiêu thụ lạc, vô tình mắc phải có thể gây ra ung thư.

1. Ăn quá nhiều lạc sẽ khiến bạn béo lên

Tuy lạc bổ dưỡng và thơm ngon nhưng hàm lượng chất béo không hề thấp, cứ 100g lạc thô có 574kcal. Nếu chẳng may ăn quá nhiều, thực sự điều này có thể sẽ khiến bạn trở thành một “sumo”.

Hạt lạc tốt cho sức khỏe và rẻ nhưng có 2 điều cấm kỵ khi ăn, vô tình mắc phải có thể gây hại cho sức khỏe - Ảnh 2.

Tổng lượng tiêu thụ lạc và các loại hạt khác mỗi ngày không nên vượt quá 10g, vì vậy đừng tham lam mà ăn quá nhiều.

Có người thích dùng bơ đậu phộng trộn mì và quết một lớp bơ đậu phộng lên bánh mì, tuy nhiên lượng calo của bơ đậu phộng cũng rất cao (598kcal/100g), ăn nhiều cũng dễ tăng cân.

2. Ăn lạc bị mốc có thể gây ung thư

Lạc mốc tạo ra aflatoxin rất độc, được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm chất gây ung thư loại I. Nó cực kỳ bền với nhiệt và không thể bị phân hủy sau khi nấu chín. Do đó, nếu bạn thấy lạc bị mốc thì nên vứt bỏ ngay.

Hạt lạc tốt cho sức khỏe và rẻ nhưng có 2 điều cấm kỵ khi ăn, vô tình mắc phải có thể gây hại cho sức khỏe - Ảnh 3.

Một số người thích tự trồng đậu phộng thành rau mầm, xét về khía cạnh an toàn thì đây không phải là một lựa chọn tốt cho thực phẩm. Vì hạt lạc nảy mầm và nấm mốc đều cần môi trường có hàm lượng nước cao, nếu hạt lạc không tốt ngay từ đầu sẽ làm tăng khả năng nhiễm nấm Aspergillus flavus.

Vì vậy, nếu tự trồng mầm lạc, bạn phải đảm bảo lạc không bị nấm mốc. Nếu bạn không thể chắc chắn điều này, hãy đến mua tại một cửa hàng uy tín thay vì tự làm.

Ăn lạc như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Nếu là thức ăn tự chế biến từ lạc, chúng ta có thể luộc hoặc hấp và chế biến với các loại đậu khác để nấu thành cơm hạt hoặc cháo hạt; súp cũng là một lựa chọn tốt, so với chiên hoặc rán sẽ làm mất chất dinh dưỡng của lạc ít hơn và lành mạnh hơn.

Nếu bạn mua lạc ở dạng đóng gói, tốt nhất nên chọn những sản phẩm giữ được hương vị nguyên bản (ít qua chế biến), những sản phẩm này có quá trình nấu nướng đơn giản hơn, tránh được sự phá hủy các axit béo không no và tránh được việc hấp thụ quá nhiều đường, muối.

Nguồn và ảnh: QQ, Eat This



Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin