Theo nhận định của quỹ đầu tư mạo hiểm Singapore Golden Gate Ventures, Việt Nam là ‘ngôi sao đang lên’ trong lĩnh vực khởi nghiệp tại Đông Nam Á và sẽ trở thành quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba khu vực vào năm 2022.
Giá trị và số lượng thương vụ trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam giai đoạn 2013-2021
Bên cạnh đó, sự có mặt của các quỹ đầu tư khởi nghiệp giai đoạn đầu tiêu biểu như ITI Fund (itifund.com), 500 Startups Vietnam, Hustle Fund… mang lại nhiều cơ hội hơn, giúp các doanh nghiệp startups hiện thực hóa khát vọng kinh doanh.
Ông Ngô Đình Đạt – Giám đốc điều hành Quỹ ITI có những chia sẻ xoay quanh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là cơ hội cho các startups và quỹ đầu tư.
* Trong giai đoạn bình thường mới sau đại dịch COVID-19, ông đánh giá ra sao về khả năng hồi phục của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam?
Dù còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn được nhiều nhà đầu tư đánh giá là thị trường lí tưởng tại Đông Nam Á. Theo báo cáo từ hai quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore gồm Cento Ventures và ESP Capital, Việt Nam đang sở hữu nền kinh tế năng động thứ 3 tại ASEAN, chỉ sau Singapore và Indonesia.
Bên cạnh tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 còn là chất xúc tác mạnh mẽ để các mô hình kinh doanh đột phá xuất hiện. Có thể kể đến sự xuất hiện của MOMO – kì lân startup mới nhất tại Việt Nam trong năm 2021, cùng nhiều dự án gọi vốn thành công khác với số tiền từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD trong lĩnh vực Fintech, Edtech, Game blockchain… hoặc dự án giúp giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến môi trường, năng lượng, tái chế.
* Theo ông, các lĩnh vực nào sẽ trở thành xu hướng khởi nghiệp trong tương lai?
Hiện nay, tại Việt Nam, xu hướng khởi nghiệp nổi bật chủ yếu xoay quanh các dự án kinh doanh giúp giải quyết những vấn đề cộng đồng và liên quan đến phát triển bền vững như sử dụng năng lượng sạch, tái chế, giảm tiêu thụ nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường, tạo việc làm cho người yếu thế…
Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như Green Power xây dựng hệ thống năng lượng điện mặt trời. Ngoài ra, còn có các dự án giảm thiểu rác thải cho môi trường như sản xuất ống hút cỏ bàng GreenJoy, sợi poly tái chế Fasgreat, dĩa sử dụng một lần từ vỏ chuối,…
Nhiều dự án xây dựng gồm cao ốc văn phòng M-Building tại Quận 7, dự án Anland Complex, dự án Aqua Bay – Ecopark cũng được đánh giá cao nhờ đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE do IFC (World Bank) cấp với những tiêu chuẩn như tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên hiệu quả.
Sản phẩm Activewear từ sợi poly tái chế Fasgreat
* Như vậy, tiềm năng phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam là rất lớn?
Trong giai đoạn 2016 – 2019, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tăng gấp 8 lần và số lượng thương vụ thành công tăng gấp 4 lần. Sau đại dịch, các lĩnh vực chiếm xu thế sẽ trở thành “đường đua” lí tưởng cho các dự án khởi nghiệp.
Có thể nói, mặc dù gây nhiều ảnh hưởng đáng kể, dịch bệnh cũng không “làm khó” được sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp.
Theo thống kê Nextrans năm 2021, dịch COVID-19 đã khiến số vốn đầu tư giảm 50%. Tuy nhiên, thị trường đã phục hồi nhanh chóng với tổng số vốn đầu tư trong năm 2021 đạt 1,3 tỉ USD với hơn 1.300 thương vụ thành công. Đây cũng là một năm nổi lên của các startups Fintech, Thương mại điện tử, Food & Beverage, Games và Blockchain.
* Ngoài các dự án kinh doanh, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam sẽ là “miền đất hứa” cho các quỹ đầu tư trong tương lai?
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang là điểm đến thu hút đối với nhiều nhà đầu tư, trong đó có ITI Fund (viết tắt của Increase – Together – Innovation FUND).
Đây là quỹ đầu tư khởi nghiệp được sáng lập bởi 4M Group, với mong muốn được đồng hành cùng các dự án khởi nghiệp tiềm năng, tiếp sức những ý tưởng mang lại ý nghĩa cho cộng đồng và xã hội, chung tay xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đa dạng, bền vững. Hiện nay quỹ đang đầu tư từ $100.000 mỗi dự án khởi nghiệp ở giai đoạn đầu tại Việt Nam vào các lĩnh vực chiếm xu thế gồm Chuyển đổi số, Nông nghiệp công nghệ cao, Giáo dục, Chăm sóc sức khỏe…
Bên cạnh tài chính, quỹ cũng đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tư vấn triển khai chiến lược, đem đến các lợi ích gián tiếp như kiến thức, quản trị, kinh nghiệm, mạng lưới quan hệ… Các founder của ITI Fund sở hữu hơn 50 năm kinh nghiệm và vận hành doanh nghiệp qui mô hơn 500 nhân viên, hơn 10.000 nhân công với mạng lưới quan hệ toàn cầu gồm 10 văn phòng đại diện trên khắp thế giới.
Ban lãnh đạo ITI Fund (từ trái qua): Ông Lê Thúc Hoài – Managing Partner; Ông Ngô Đình Đạt – Managing Director; Ông Nguyễn Hữu Thành – Senior Finance Advisor; Bà Nguyễn Thị Tịnh Tâm – Chief Legal Officer
Ngoài ra, ITI Fund cũng có đội ngũ tư vấn pháp lí với 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, đội ngũ tư vấn tài chính với các chuyên gia hơn 15 năm kinh nghiệm.
Cùng với phương châm “Start-up Together” – luôn đồng hành cùng các startups, những nền tảng vững chắc của ITI Fund là chất xúc tác để chắp cánh cho các dự án khởi nghiệp tiềm năng, giúp các tên tuổi mới này ghi dấu ấn trên thị trường.
Link Quỹ đã được công bố https://business.gov.vn/cms/tin-tuc-su-kien/chi-tiet/709/thong-bao-ve-viec-thanh-lap-quy-dau-tu-khoi-nghiep-sang-tao-iti