Trước khi thực hiện chữa đau lưng bằng lá ngải cứu, chuyên gia Đông y muốn nhắn nhủ người dùng, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Ngải cứu chữa đau lưng – Công thức chữa bệnh đơn giản được lưu truyền nhiều trong dân gian
Không gì đau đớn hơn những cơn đau lưng tìm đến khi bạn đang bận rộn với nhiều công việc, muốn nhanh chóng hoàn thành. Đau lưng là tác nhân khiến bạn chẳng thể tập trung vào làm bất cứ việc gì. Sử dụng những miếng dán giảm đau bán sẵn trên thị trường rồi đến những viên thuốc có ngay ngoài hiệu thuốc nhanh thì có nhanh nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Không muốn sống phụ thuộc vào thuốc kháng sinh hay không muốn lạm dụng kháng sinh , những giải pháp chữa bệnh tự nhiên luôn được chú trọng hơn cả. Dùng lá ngải cứu chữa đau lưng là một trong những cách trong dân gian được lưu truyền, nhiều người nức nở khen.
Dùng lá ngải cứu chữa đau lưng là một trong những cách trong dân gian được lưu truyền, nhiều người nức nở khen.
Được biết, trong Đông y, lá ngải cứu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Trong đó có công dụng giảm đau nhờ các hoạt chất có trong loại rau này. Đó là lý do từ lâu trong dân gian, người ta đã biết sử dụng lá ngải cứu để chườm nóng giúp giảm đau trong nhiều trường hợp.
Để chữa đau lưng từ lá ngải cứu, bạn chỉ cần:
Chuẩn bị:
– Một nắm lá ngải cứu tươi.
– Muối biển.
– Một túi vải đựng.
Cách làm:
– Rửa sạch lá ngải cứu tươi.
– Trộn ngải cứu cùng với ít muối hạt sau đó đem rang nóng.
– Đổ hỗn hợp vào tủi vải mỏng, sau đó chườm lên vùng lưng đau.
Cách dùng: Dùng chườm khi hỗn hợp không quá nóng để tránh bị bỏng, thực hiện liên tục trước khi đi ngủ, làm như vậy liên tiếp trong 3-4 tuần sẽ thấy bệnh đau lưng thuyên giảm đáng kể.
Dùng ngải cứu muối biển chườm nóng giúp giảm đau lưng rất tốt nhưng đừng quên điều này
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Sử dụng ngải cứu giúp điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu sát trùng. Kinh nghiệm dân gian ghi nhận, ngải cứu làm thuốc điều kinh, trong bụng lạnh đau, đi lỵ lâu, ra máu, chữa thổ huyết, đổ máu cam, băng huyết, lậu huyết, đới hạ có thai, chữa thần kinh đau, phong thấp và ghẻ lở.
“Trong Đông y, ngải cứu đặc biệt có công dụng trị đau nhức xương khớp, nhất là đau lưng, vô cùng hiệu quả. Nhờ chứa rất nhiều hoạt chất có công dụng kháng viêm, loại rau thuốc này phát huy công dụng giảm đau rất tốt”, chuyên gia chia sẻ.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, ngải cứu chứa một số thành phần có dược tính cao như xit amin, flavonoid, cholin… các chất này có khả năng khu trừ phong thấp, kháng khuẩn cũng như giúp máu lưu thông đều đặn.
Trong khi đó, muối biển có đặc tính kháng viêm tốt. Đông y ghi nhận, muối có tác dụng tả hỏa, thanh tâm lượng huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc vào kinh lạc làm chất gây nôn, chữa viêm họng, đau răng, rửa vết bỏng.
Đặc biệt, muối phát huy công dụng tốt đối với các trường hợp đau nhức khớp, tác dụng theo cơ chế “nóng giãn lạnh co cục bộ”. Trong muối có các ion dương và ion âm luôn song hành để cân bằng sự sống trong cơ thể. Khi được áp vào đúng vị trí đau nhức sẽ giúp giảm cơn đau hiệu quả.
Khi kết hợp ngải cứu và muối biển, bạn sẽ có ngay loại thuốc giảm đau lưng cực nhanh mà không cần đùng kháng sinh.
Khi kết hợp ngải cứu và muối biển, bạn sẽ có ngay loại thuốc giảm đau lưng cực nhanh mà không cần dùng kháng sinh. Chuyên gia khuyến cáo, để phát huy công dụng hiệu quả nhất cần duy trì thực hiện trong vòng 30 phút, trước khi đi ngủ để cơ bắp được thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn.
Tuy nhiên, khi chườm nóng ngải cứu chữa đau lưng cần lưu ý độ nóng chườm lên. Chuyên gia nhận định, nhiều người cho rằng càng nóng thì càng giúp giảm đau lưng nhanh hơn nên mặc dù hỗn hợp rất nóng vẫn cắn răng chịu đựng để chườm lên lưng. Điều này trong thực tế đã ghi nhận không ít các trường hợp bị bỏng da, dẫn đến gặp biến chứng nặng bên cạnh tình trạng đau lưng, phải nhập viện điều trị.
“Sau khi để vào túi vải chuẩn bị chườm, tốt nhất đợi thêm vài phút cho bớt nóng. Khi chườm nếu vẫn thấy nóng quá thì phải bỏ ra đợi thêm. Không nên quá chịu đựng vì có thể gây tổn thương cho làn da, thậm chí bị bỏng nặng”, lương y cảnh báo.