Hơn 36,000 thạc sĩ tốt nghiệp tại Việt Nam mỗi năm, trong đó không thiếu những doanh nhân, CEO, quản lý kỳ cựu và cả sinh viên chọn học ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
Chính những lợi ích thiết thực mang tính xu hướng và phù hợp với đặc tính công việc của từng cá nhân nên nhiều người trẻ và cả những người đã đi làm, giàu kinh nghiệm lựa chọn trở lại học tập để mở rộng cơ hội và lợi thế phát triển nghề nghiệp.
Học để nâng tầm chuyên môn, phục vụ công việc
So với chương trình đào tạo cử nhân chú trọng kiến thức nền tảng, chương trình thạc sĩ đi sâu vào khía cạnh chuyên môn và phát triển tối đa năng lực của người học, giúp người học dễ dàng trau dồi tri thức và kỹ năng mềm trong lĩnh vực hay ngành nghề mình theo đuổi, gắn bó.
Với người đã đi làm, CEO hay lãnh đạo tại các doanh nghiệp thời hội nhập, học thạc sĩ là cách làm mới lại tư duy, kinh nghiệm để tránh góc nhìn trở nên “lỗi thời” và đi vào lối mòn chủ nghĩa kinh nghiệm, đồng thời mở rộng thêm mạng lưới quan hệ chất lượng.
Còn với người trẻ, những bạn vừa ra trường đang tìm việc, bằng thạc sĩ có thể được xem như sự đảm bảo cho kiến thức bài bản, độ sẵn sàng và tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt, khi theo đuổi các cơ hội việc làm quốc tế, bằng thạc sĩ sẽ là điểm cộng cho sự cạnh tranh.
Học hỏi kinh nghiệm từ chuyên gia, những người đi trước, thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè thông qua dự án thực tế, thông qua nghiên cứu cũng là lợi ích không thể bỏ qua khi học thạc sĩ. Từ đó, người học có cái nhìn tổng thể hơn, tránh được những va vấp không đáng có trong quá trình làm việc.
Chị Nguyễn Thị Hà, cựu học viên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) chia sẻ: “Tất cả những điều tôi nhận được trong suốt quá trình học không chỉ là kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà đó còn là những giá trị sống, bài học ý nghĩa về đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong công tác từ các thầy, cô, anh chị cùng khóa.”
Chương trình thạc sĩ UEF thu hút nhiều đối tượng chọn học
Kiến thức thực học tăng khả năng thích ứng bối cảnh
Với 5 chuyên ngành thuộc các lĩnh vực kinh tế quản lý, luật và ngôn ngữ gồm: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Luật kinh tế và Ngôn ngữ Anh, các chương trình thạc sĩ tại UEF được xem là bắt kịp với xu hướng của xã hội, mở ra cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập cạnh tranh cho người học.
Tại UEF, chương trình thạc sĩ được xây dựng theo hướng ứng dụng, gắn với thực tế doanh nghiệp, do đó, học viên được chú trọng khả năng ngoại ngữ chuyên ngành, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề trong kinh doanh, đi sâu vào chuyên môn ở khía cạnh quản lý, giúp hoạt động quản trị kinh doanh của đơn vị mình công tác đạt hiệu quả cao.
Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tận tâm trong hoạt động giáo dục, môi trường học tập năng động, sáng tạo, cơ sở vật chất hiện đại, giờ giấc linh hoạt,… cũng là những yếu tố thu hút học viên.
UEF chú trọng tính tương tác, kết nối của học viên
Học viên Phương Thảo cho biết: “Với tôi, việc trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng thực sự là điều quan trọng hơn trông chờ vào sự may mắn hay tài năng thiên bẩm. Nắm bắt những điều đó, tôi đã chọn UEF là nơi bồi dưỡng và phát triển tri thức. Tai đây, tôi có một môi trường học tập chất lượng cao, chuyên nghiệp cùng với đội ngũ các giảng viên có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết giảng dạy. Tôi tin rằng đây là điều kiện thuận lợi để mình tiếp thu nguồn tri thức mới, trau dồi những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác, nâng cao tri thức”.
Sau khi tốt nghiệp, học viên được đảm bảo trang bị đầy đủ những nền tảng kiến thức cần thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Hiện UEF đang nhận hồ sơ tuyển sinh cao học đợt 2 năm 2023 đến hết ngày 23/9/2023. Thời gian xét tuyển là ngày 18/10/2023.
Thông tin liên hệ:
Viện Đào tạo Sau đại học và Khoa học công nghệ UEF
Địa chỉ: 141 – 145 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: (028) 5422 1111 (240); Hotline: 091 316 1080
Website: www.uef.edu.vn/saudaihoc – Email: saudaihoc@uef.edu.vn