Huy động hơn 36 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu trong tháng 7
Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 7/2024 đã huy động 36,512 tỷ đồng trái phiếu qua đấu thầu, giao dịch thứ cấp đạt trên 11 ngàn tỷ đồng/phiên.
Huy động hơn 36 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu
|
Trong tháng 7/2024, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức 20 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành, huy động được 36,512 tỷ đồng. Trong đó, KBNN gọi thầu tại 5 kỳ hạn gồm 5, 10, 15, 20 và 30 năm, song trái phiếu trúng thầu tập trung chủ yếu tại kỳ hạn 10 năm, với tỷ trọng lên tới 82% tổng khối lượng trúng thầu.
Lãi suất huy động TPCP trong tháng 7 có xu hướng tăng nhẹ so với cuối tháng 6, trong đó, kỳ hạn 10 năm có mức tăng 0,02%, kỳ hạn 15 năm tăng 0,1%, kỳ hạn 5 năm tăng 0,09%. Lãi suất trúng thầu phiên cuối tháng 7 của kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm và 30 năm lần lượt là 1,94%, 2,76%, 2,96%, 2,98% và 3,10%.
Trên thị trường thứ cấp, giá trị niêm yết TPCP tại thời điểm 31/7/2024 đạt 2,101,301 tỷ đồng, tăng 1.28% so với tháng trước.
Giao dịch TPCP tháng 7 có tổng giá trị giao dịch đạt 262,765 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 11,425 tỷ đồng/phiên, giảm 19.94% so với tháng 6.
Các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất trong tháng 7 là kỳ hạn 10-15 năm, 10 năm, và 5-7 năm với tỷ trọng so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 20.91%; 17.35% và 14.98%.
Trong tháng 7, lợi suất giao dịch bình quân của TPCP do KBNN phát hành giảm nhiều nhất ở các kỳ hạn 3-5 năm và 2 năm, đang ở mức bình quân khoảng 1.49% và 1.196%; tăng nhiều nhất ở kỳ hạn 7-10 năm và 15 năm, đang đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 2.872% và 2.88%.
Về cơ cấu nhà đầu tư tham gia thị trường, khối ngân hàng thương mại vẫn có thị phần lớn.
Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tháng 7 chiếm 1.7% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giá trị bán ròng 559 tỷ đồng, giảm 0.5% so với tháng 6.
Bộ Tài chính thông tin về tình hình trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), về thị trường sơ cấp: Trong tháng 7/2024, có 56 đợt phát hành TPDN riêng lẻ thành công với khối lượng khoảng 45 ngàn tỷ đồng (giảm 15% so với tháng 6/2024; tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023).
Phân theo loại hình doanh nghiệp phát hành, tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành 35.1 ngàn tỷ đồng (chiếm 78% khối lượng phát hành), doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phát hành 5.5 ngàn tỷ đồng (12.1%); các doanh nghiệp lĩnh vực còn lại phát hành khoảng 4.4 ngàn tỷ đồng (9.9%).
Phân theo trái phiếu có tài sản đảm bảo (TSĐB), có 6.3 ngàn tỷ đồng trái phiếu phát hành có điều khoản bảo đảm (14% khối lượng phát hành). Trong đó, trái phiếu của doanh nghiệp BĐS có điều khoản bảo đảm chiếm 86.5%.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, có 174 đợt phát hành TPDN riêng lẻ thành công với khối lượng 161.5 ngàn tỷ đồng (gấp 2.6 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Phân theo loại hình doanh nghiệp phát hành, tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành hơn 109 nghìn tỷ đồng (chiếm 67.5% khối lượng phát hành), doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phát hành gần 38.7 ngàn tỷ đồng (24%); các doanh nghiệp lĩnh vực còn lại phát hành 13.8 ngàn tỷ đồng (8.5%).
Phân theo trái phiếu có tài sản đảm bảo (TSĐB), có 24 ngàn tỷ đồng trái phiếu phát hành có điều khoản bảo đảm (14.9% khối lượng phát hành). Trong đó, trái phiếu của doanh nghiệp BĐS có điều khoản bảo đảm chiếm 84.4%; trái phiếu của TCTD không có TSĐB.
Khối lượng mua lại trước hạn là 88.8 ngàn tỷ đồng (giảm 36% so với cùng kỳ năm 2023).
Về tình hình thị trường thứ cấp, theo thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong 7 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị giao dịch đạt 566,857 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 4,049 tỷ đồng/phiên.
Nhật Quang
FILI