Sau 6 tiếng, não bộ bị “chết đói”, 3 ngày – các tế bào bắt đầu tranh cướp năng lượng để hoạt động. Còn sau 49 ngày thì sao?
Các nhà khoa học đã đưa ra những dẫn chứng, chứng minh mức độ nguy hiểm khi bạn nhịn ăn như sau:
Sau 6 tiếng
Khoảng thời gian cơ thể không nhận được thức ăn để chuyển hóa thành năng lượng sẽ khiến các cơ bắp, tổ chức, tế bào trong cơ thể bị yếu dần đi và bắt đầu suy sụp. Khi đó, cơ thể của bạn sẽ rơi vào tình trạng máu tăng cao quá mức cho phép (ketosis).
Không nhận được nguồn năng lượng từ bên ngoài cơ thể bắt đầu sử dụng đến lượng mỡ dự trữ trong cơ thể. Điều này giúp bạn giảm cân nhanh chóng, khi lượng mỡ được đốt cháy để cơ thể hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, não bộ của bạn là cơ quan duy nhất không thể sử dụng được loại năng lượng dự trữ này khiến nó bị “chết đói”.
Sau 3 ngày
Khi nguồn năng lượng dự trữ không đủ cung cấp cho các tế bào chúng bắt đầu tranh cướp năng lượng để hoạt động. Đặc biệt là phần cơ bắp, khi protein dự trữ không còn đủ năng lượng cho chúng sử dụng sẽ khiến cơ bắp bắt đầu suy yếu và rốt cuộc biến mất.
Điều này đồng nghĩa với việc các chất trong cơ thể bạn bị đảo lộn, dễ gây ra bệnh tật nhiều hơn.
Sau 1-2 tuần
Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giảm cực nhiều, đa số người không được ăn uống trong thời điểm này sẽ chết vì bệnh tật. Hoặc nếu ai còn sống sót, não sẽ sử dụng toàn bộ năng lượng trong cơ thể cho đến khi không còn glucose, chất béo, cơ bắp. Một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở giai đoạn này là trụy tim.
Sau 3 – 20 tuần
Lúc này cơ thể bạn đã cạn kiệt hoàn toàn dinh dưỡng và dần ngừng hoạt động. Đó là tất cả những quá trình biến đổi của cơ thể bạn khi nhịn ăn hoàn toàn.
Bên cạnh đó, cơ thể trong quá trình nhịn ăn cũng gặp những tác dụng phụ đáng sợ. Theo The Health Site, khi cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng, chế độ trao đổi chất sẽ tự động chậm lại đáng kể để tiết kiệm năng lượng hoạt động, kéo theo đó là một loạt rắc rối.
Hôi miệng
Khi cơ thể không nhận đủ carbohydrate cần thiết, nó sẽ gây ra trạng thái ketosis, sản xuất các hợp chất xeton, dẫn đến hôi miệng. Nếu bạn bỏ ăn bữa sáng, trạng thái này sẽ được tạo ra vào thời gian ăn trưa.
Thiếu dinh dưỡng, rối loạn
Nhiều loại vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết có thể bị loại bỏ khỏi chế độ ăn uống khi bạn nhịn đói. Điều này khiến cơ thể thiếu nhiều dưỡng chất, gây loãng xương, thiếu máu.
Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi bạn ăn kiêng. Khi bạn đói, sự mất cân bằng vitamin trong cơ thể làm chậm quá trình sinh lý, dẫn đến mệt mỏi. Bạn sẽ không thể tập thể dục hiệu quả nếu bạn không có năng lượng.
Lên giường với bụng đói có thể dẫn đến đầy hơi, cảm giác khó chịu khiến bạn không thể ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Mất nước, cơ, mỡ
Đây cũng là tình trạng phổ biến ở những người nhịn ăn. Khi đói, cơ thể bị mất nước, dẫn đến tình trạng suy kiệt, mệt mỏi. Ăn kiêng làm mất đi lượng protein cần thiết cho sự tăng trưởng cơ bắp, khiến cơ thể mất cơ, nhiều mỡ.
Da khô, tóc mỏng, dễ gãy
Nhịn đói thường xuyên có thể khiến làn da bị khô, bong tróc. Tóc cũng là bộ phận bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Ăn kiêng làm mất lượng protein cần thiết giúp nuôi dưỡng tóc, khiến chúng trở nên mỏng, giòn, dễ gãy.