Hãy đi khám càng sớm càng tốt nếu chân bạn xuất hiện một trong 4 dấu hiệu này.
Khối u ở chân gây đau nhức về đêm, cẩn thận ung thư phổi di căn
Bà Vương (63 tuổi, Trung Quốc) đột nhiên xuất hiện một khối u ở chân phải. Ban ngày không sao nhưng đến đêm, bà Vương lại không thể chịu nổi cơn đau dữ dội. Bà thường nằm trằn trọc trên giường. Người nhà thấy có gì đó không ổn liền đưa bà Vương đến bệnh viện.
Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện khối u ở chân phải của bà Vương không hề đơn giản chút nào. Đó là dấu hiệu di căn của bệnh ung thư phổi. Gia đình bà Vương bàng hoàng và thấy rất khó hiểu. Tại sao bệnh ở chân lại cảnh báo ung thư phổi di căn được?
Bác sĩ giải thích, ung thư phổi đặc biệt dễ di căn vào xương. Chân – vùng xương dài là nơi ung thư phổi dễ di căn hơn cả.
Các bác sĩ nhắc nhở, nhiều người cho rằng chân không dễ mắc bệnh hiểm nghèo nên thường bỏ qua. Trên thực tế, không có nhiều bệnh bắt nguồn từ chân, nhưng chúng có thể gây ra những bất thường ở chân.
Khi ung thư tấn công cơ thể sẽ có 4 dấu hiệu cảnh báo ở chân, nếu có thì hãy đi khám sớm
1. Xuất hiện khối u bất thường ở chân
Khi khối u đột ngột xuất hiện ở chân, điều mọi người lo lắng sẽ là u lành tính hay u ác tính.
Các khối u lành tính thường mịn và mềm, không gây đau. Quan sát theo thời gian, khối u sẽ không tăng lên dưới bất kỳ hình thức nào. Các khối u lành tính thường gặp ở chân bao gồm u mỡ, u xơ, u nang, u mạch máu…
Khối u ác tính tương đối cứng, thường có bề mặt không bằng phẳng, khả năng di chuyển rất kém và có thể gây đau đớn rõ rệt. Theo thời gian, nếu để yên, khối u sẽ ngày càng lớn hơn.
2. Chân sưng tấy bất thường
Ung thư có thể gây sưng chân. Nếu chân bị sưng ở một bên, đó có thể là do khối ung thư bị nén cục bộ, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung.
Nếu chân sưng tấy 2 bên một cách rõ rệt thì lúc này, bạn nên cảnh giác với tình trạng hạ đường huyết do ung thư gây ra.
3. Đau chân
Khối u ác tính xuất phát từ chân hay di căn xuống chân đều sẽ gây đau đớn. Nhất là sau khi xâm lấn vào xương, cơn đau thường rõ ràng hơn.
Cơn đau do ung thư sẽ trầm trọng hơn cơn đau thông thường, về đêm sẽ rõ ràng hơn. Thời gian trôi qua, cơn đau không những không thuyên giảm mà còn ngày càng trầm trọng hơn. Khi những dấu hiệu này xuất hiện, hãy cảnh giác với bệnh ung thư.
4. Tê chân bất thường
Ung thư không chỉ dễ dàng xâm lấn vào xương chân mà còn xâm lấn hoặc chèn ép các dây thần kinh ở chân, gây tê chân kéo dài một cách bất thường.
Thật không may, các triệu chứng ở chân xuất hiện thường cho thấy giai đoạn ung thư đã tương đối muộn. Ung thư giai đoạn đầu về cơ bản không có triệu chứng. Vì vậy, nếu muốn phát hiện ung thư sớm nhất, bạn nên hình thành thói quen tốt là tầm soát thường xuyên, trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Nhiều bệnh ung thư có thể được sàng lọc sớm. Điều quan trọng là chọn phương pháp sàng lọc chính xác. Ví dụ, sàng lọc ung thư phổi giai đoạn đầu cần chụp CT ngực, sàng lọc ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu cần nội soi dạ dày và đại tràng…
(Nguồn: Sohu, Health)