Những người ở độ tuổi 30 là lứa tuổi thiệt thòi nhất trong xã hội. Giá nhà đất cao ngút trời, áp lực hơn do trong nhà trên có già dưới có trẻ, cần sự chăm sóc và lo lắng… chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm đôi vai của những người trẻ này nặng thêm rồi.
Được sống là may mắn lớn nhất cuộc đời
Gần đây, một mẩu tin rất hot trên mạng nhưng trong chốc lát đã bị chìm nghỉm. Đây là một câu chuyện rất buồn.
Câu chuyện kể về cô gái có tên là Ngô Vĩ (bút danh), một nữ phóng viên tại Trung tâm Truyền thông Haianrong ở Nam Thông, Giang Tô, đột ngột qua đời ở tuổi 34. Đây ngỡ là một cuộc phỏng vấn rất bình thường như bao cuộc phỏng vấn khác của cô. Hôm ấy, sau khi Ngô Vĩ chào gia đình rồi ra về và sau đó cô ấy ra đi mãi mãi.
Trước đó, Ngô Vĩ đã quen với công việc cường độ cao và cô ấy là con át chủ bài trong một công ty truyền thông lớn. Đồng nghiệp của cô chia sẻ rằng “Cô ấy đã thực hiện các cuộc phỏng vấn được sắp xếp hợp lý tại hơn 30 phòng ban và là người nộp bản thảo nhanh nhất phòng.” Trước khi qua đời, Ngô Vĩ đã lên kế hoạch tổ chức đám cưới với bạn trai. Ở tuổi 34, cô rất bận rộn do tính chất công việc dày đặc và cũng với lý do bất khả kháng này, đám cưới đã bị hoãn lại một thời gian dài. Ngô Vĩ cũng có một mong muốn phấn đấu để đổi căn nhà to hơn cho cha mẹ mình. Cô nghiến răng cố gắng từng ngày để bố mẹ có cuộc sống tốt hơn. Nhưng niềm vui chưa kịp đến, cô đã ra đi, bỏ cha mẹ, chồng tương lai và bao dự đinh dang dở.
Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cô vẫn dùng sức lực cuối cùng của mình để làm việc vì gia đình, cho bản thân và cho công việc phóng viên mà cô yêu thích. Đời thật vô thường, con người dù có mạnh mẽ đến đâu cũng dễ mắc bệnh. Chúng ta chỉ có một cuộc đời, nếu mất đi sẽ không bao giờ quay lại được. Lúc đó chúng ta mới thực sự hiểu được câu: Được sống và sống thật tốt là may mắn lớn nhất đời người.
Cô từng chia sẻ: “Năm năm qua, tôi làm công việc báo chí với thời gian linh hoạt và thu nhập không cao, nhưng thời điểm nhận nhiệm vụ phỏng vấn, khoảnh khắc gõ một chữ trên bàn phím, tôi vẫn mong được làm hết sức mình với thành tích tốt nhất.” Đây là những gì Ngô Vĩ đã viết cho chính mình vào ngày báo chí thứ 19 năm 2018. Cuộc đời của cô đầy hoa hồng nhưng cũng không ít cay đắng.
Nội dung như sau:
Đây là cuộc sống của rất nhiều phóng viên xung quanh tôi. Ngày nào cũng đi sớm về khuya, đi phỏng vấn ở khắp mọi ngõ ngách trong thành phố, có những nơi địa hình hiểm trở mà người khác ngại nguy hiểm không nhận nên đồng nghiệp tôi phải tự nguyện lên đường đi lấy thông tin, khi những người khác đang tận hưởng kỳ nghỉ của họ thì chúng tôi lại chuẩn bị đồ đạc phỏng vấn. Nghề này thường không có thời gian để đồng hành cùng cha mẹ và con cái. Đây là những gì chúng ta nghĩ về một cuộc sống vinh quang, trên thực tế, nhiều khi, chúng ta cô đơn và khiêm tốn trong một góc vô định.
Chúng ta thường nói: Trong thế giới người trưởng thành, không có hai chữ dễ dàng.
Trong cuộc sống, nhiều lúc cuộc sống khắc nghiệt đến độ khiến chúng ta đều muốn khóc, muốn gục ngã, muốn thoát khỏi thế giới này. Nhưng ta không dám bệnh, không dám tức giận, không dám cố ý hay sống theo ý mình. Cho dù cơ thể vô cùng suy nhược, cho dù tinh thần đang trên đà suy sụp, chúng ta vẫn nghiến răng làm việc để kiếm tiền. Thế giới này thật tàn nhẫn, đằng sau ánh hào quang thực sự có những nỗi niềm khó nói với người khác. Muốn biết đời cay đắng đến đâu, hãy thử lao vào đời. Mọi người đều phải chịu đựng sự lo lắng, thất vọng và đau đớn một mình trong cuộc chiến và sự hỗn loạn trong nội tâm của chính họ.
Học cách chấp nhận khi xuống dốc
Có người nói: Những người ở độ tuổi 30 là lứa tuổi thiệt thòi nhất trong xã hội. Giá nhà đất cao ngút trời, áp lực hơn do trong nhà trên có già dưới có trẻ, cần sự chăm sóc và lo lắng… chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm đôi vai của những người trẻ này nặng thêm rồi. Họ phải nghiến răng nỗ lực để chu toàn mọi việc. Việc này giống như bạn leo xuống dốc, tương lai càng đi càng dài, nếu nhừng người trẻ tuổi “tam thập” này không cẩn thận trượt chân thì gia đình đang gánh trên vai rơi xuống vách núi. Vì vậy, những người đang ngấp nghé tuổi trung niên là người thất vọng nhất, một là sợ bị cắt giảm lương, hai là sợ thất nghiệp, ba là sợ bệnh tật.
Có một câu nói rất hay: Có ba giai đoạn khi con người đối mặt với thực tế:
– Nhận ra rằng cha mẹ của bạn là những người bình thường;
– Nhận ra rằng bạn là những người bình thường;
– Nhận ra rằng con cái của bạn là những người bình thường.
Tôi và bạn chỉ là người phàm, tất cả những gì chúng ta có thể làm là chấp nhận. Chấp nhận sự không trọn vẹn của cuộc sống và chấp nhận sự bất lực của chính mình. Chấp nhận không phải để buông xuôi, mà để điều chỉnh toàn bộ trạng thái của tâm trí, để hạ thấp sự kỳ vọng của người khác lên chính mình, thoải mái với số phận, đó là điều bắt buộc đối với mọi người. Để sống tốt, thực sự không có kỹ năng, chỉ là chịu đựng một cách vụng về. Đến khi nhìn lại quãng đường mà hổi trẻ bạn nghiến răng và nỗ lực trong âm thầm, bạn mới nhận ra rằng mình đã đi được một chặng đường dài.
Bạn là người lái đò thầm lặng trên chiếc thuyền tương lai của chính mình
Có câu nói: Có lẽ, cuộc đời ai cũng có những tháng năm đau khổ nhất, chính điều đó làm cho cuộc đời tươi đẹp và rộng lớn hơn. Cuộc đời không ai tránh khỏi những thảm họa, những người rất tuyệt vời bây giờ có thể họ đã từng khóc lóc thảm thiết trong đêm dài. Càng ở lâu trong xã hội, bạn càng hiểu được chân lý của cuộc sống: trên đời thực sự chỉ có một loại anh hùng chân chính, đó là sau khi nhìn thấy đắng cay cuộc đời nhưng bạn vẫn yêu đời.
Cuộc đời có ba điểm, một điểm bất lực, một điểm ngớ ngẩn, một điểm im lặng, nếu nghĩ lại, đó không phải là pháo hoa hay là nước mắt. Lu Lanlan nói trong quyển sách mang tên “Mỗi người lớn là một sự sống còn” như sau: “Cuộc sống thực sự là phải đối mặt với tuyệt vọng hết lần này đến lần khác, nhưng hãy ngẩng đầu lên khỏi nỗi tuyệt vọng và một lần nữa nắm bắt được sự ấm áp và tuyệt vời của cuộc đời.”
Cuộc sống thực sự khó khăn và bạn chỉ có thể tồn tại một mình. Chỉ bằng cách nghiến chặt răng nỗ lực cho những điều chính đáng, bạn mới có thể đến được bến bờ thành công một cách ngoạn mục.
Cảm ơn các bạn đã xem.