Nhiều người thường tìm đến dịch vụ cầm đồ vì thủ tục đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, khách hàng cần tìm hiểu kỹ về mức lãi suất được quy định để tránh những rủi ro về sau.
Thông thường mức lãi suất cầm đồ hiện nay đang cao hơn ít nhiều so với ngân hàng. Tuy nhiên, không ít khách hàng như sinh viên, người lao động,… vẫn thường tìm tới tiệm cầm đồ để vay tiền hơn. Vì khi tới các ngân hàng, thủ tục vay thường khá phức tạp, phải có tài sản thế chấp và chứng minh thu nhập. Chỉ cần hồ sơ vay vốn thiếu hoặc sai 1 giấy tờ đều có thể bị từ chối cho vay. Hơn nữa, thời gian chờ ngân hàng duyệt hồ sơ và giải ngân cũng rất lâu, phải từ 5 – 14 ngày.
Tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng, mức lãi suất thường dao động trong khoảng 9 – 16%/năm đối với vay ngân hàng có thế chấp tài sản. Nếu vay qua thẻ tín dụng, lãi suất sẽ rơi vào khoảng 0 – 36%/năm. Trường hợp, khách hàng vay tín chấp qua các công ty tài chính, mức lãi suất dao động từ 24 – 36%/năm.
Đối với dịch vụ cầm đồ, không ít tiệm cầm đồ nhận cầm cố tài sản vượt quá mức lãi suất theo quy định Nhà Nước. Hơn nữa để tránh né được sự kiểm tra của cơ quan chính quyền, họ sử dụng rất nhiều chiêu thức để lách luật, né thuế.
Nhiều trường hợp khi cộng tất cả các khoản chi phí từ khi vay tới khi trả hết khoản nợ thì mức lãi suất có thể lên đến 6 – 12%/tháng cho gói vay từ 1 – 3 tháng. Thậm chí, còn có những trường hợp vay nóng, vay nhanh tại tiệm cầm đồ khiến không ít khách hàng phải mất cả tài sản. Do tính lãi suất kép, tức lãi mẹ đẻ lãi con khiến mức lãi suất lên tới 70 – 150%/năm khiến khách hàng không có khả năng trả nợ, buộc phải bán tháo tài sản.
Vì vậy, để không rơi vào cảnh nợ nần chồng chất thì khách hàng cần phải tìm được một đơn vị cầm đồ uy tín và đáng tin cậy. Khách hàng cũng cần phải tìm hiểu rõ tiệm cầm đồ đó đang áp dụng mức lãi suất cầm đồ bao nhiêu, chính sách và phụ phí như thế nào để tránh những tình huống phát sinh về sau.
Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định mức lãi suất cho vay đối với dịch vụ cầm đồ không được vượt quá tỷ lệ lãi suất theo Bộ luật Dân sự quy định. Lãi suất cầm đồ và phí cầm đồ không được vượt quá 4,2%/tháng tính trên số tiền giải ngân của mỗi lần cầm đồ. Trường hợp vay nóng ngắn hạn dưới 15 ngày, lãi suất cho vay cầm đồ tối đa không quá 0,3% ngày.
Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 610/QĐ-UB về mức lãi suất cầm đồ tính như sau:
– Mức lãi suất 10%/tháng đối với tài sản cầm cố thời hạn 2 tháng.
– Mức lãi suất 11%/tháng đối với tài sản cầm cố thời hạn 3 tháng.
– Mức lãi suất 12%/tháng đối với tài sản cầm cố thời hạn 4 tháng.
– 1/4 lãi suất tháng nếu tài sản cầm cố từ 1 – 7 ngày.
– 1/2 lãi suất tháng nếu tài sản cầm cố từ 6 – 15 ngày.
Đối với các trường hợp dịch vụ cầm đồ cho vay với lãi suất cao hơn quy định được đưa ra sẽ bị phạt theo quy định. Theo Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005, lãi suất cầm đồ hoặc lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà nước công bố.
Khoản 3 điều 11 nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng – 15.000.000 đồng nếu lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định.