Chuyên gia cho rằng thời gian tới mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm, thị trường chứng khoán vẫn đi lên. Những nhóm ngành nhạy với sự thay đổi lãi suất sẽ được hưởng lợi, trong khi số khác có thể vẫn khó khăn do sức mua của người tiêu dùng còn yếu.
-
Với nhịp tăng mạnh như vừa qua, những mã cổ phiếu ngân hàng đã tham gia quá nhiều vào bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chịu sức ép giảm NIM trong thời gian tới có thể được đem ra xem xét để bán chốt lời, cơ cấu lại. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể chọn thời điểm tốt để quay trở lại với những ngân hàng có chất lượng tài sản tốtTại: Kinh tế trưởng MBS: Với nhịp tăng mạnh như vừa qua, nhà đầu tư có thể bán bớt một số mã cổ phiếu ngân hàng
-
Xu hướng giảm của cổ phiếu ngân hàng có thể đến từ lo ngại của nhà đầu tư đối với tỷ suất lời các nhà băng khi lạm phát có xu hướng gia tăngTại: Cổ phiếu ngân hàng bị bán tháo trên toàn cầu, đâu là nguyên nhân?
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ một loạt lãi suất điều hành lần thứ 4 chỉ trong 3 tháng. Theo đó, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đồng loạt giảm 0,5%. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và tiền gửi bằng VND tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm 0,25%. Ngoài ra, Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế và lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính đều được giảm lãi suất 0,5%.
Nhận định về các quyết sách mới đây của Ngân hàng Nhà nước, tại chương trình “Tiêu điểm chứng khoán cuối tuần: FED đang thật sự nói gì”, do Công ty Chứng khoán MB (MBS) tổ chức, ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng MBS cho rằng hành động này đã được cân nhắc rất kỹ và phù hợp với bối cảnh vĩ mô.
“Động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là đi trước đón đầu. Hiện tại, lạm phát Việt Nam khá thấp. Thời gian tới, lạm phát có thể tăng lên, song vẫn trong tầm kiểm soát. Về áp lực tỷ giá, hiện giới đầu tư đang nhìn nhận rằng FED sắp kết thúc quá trình tăng lãi suất, đồng USD cũng đã giảm. Minh chứng cho điều này đó là mặc dù FED có tuyên bố cứng rắn, song đồng USD không tăng giá. Qua đó có thể thấy rằng giới đầu tư kỳ vọng đỉnh của lãi suất FED đang ở gần đây. Đây cũng là lý do giải thích cho việc vì sao NHNN Việt Nam lại đưa ra những chính sách điều hành như vậy”, ông Hoàng Công Tuấn nhận định.
Về tác động của việc hạ lãi suất đến nền kinh tế, ông Hoàng Công Tuấn đánh giá, trong thời gian tới, nền kinh tế vẫn sẽ phục hồi so với giai đoạn khó khăn hồi quý IV/2022. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ vẫn cần thời gian thẩm thấu vào nền kinh. Ở cấp độ vi mô, một số công ty có thể đã tạo đáy lợi nhuận trong quý I, trong khi số khác có thể phải đợi đến cuối quý II.
Về ảnh hưởng của việc hạ lãi suất lên phía các thị trường tài sản, Kinh tế trưởng MBS cho rằng thị trường chứng khoán sẽ đi trước, thị trường bất động sản theo sau.
“Giá chứng khoán đã phản ánh những khó khăn của nền kinh tế và đã phản ánh các yếu tố khó khăn của thị trường trong thời gian. Có những lúc chỉ số VN-Index đã giảm từ 1.500 điểm xuống vùng 870 điểm. Còn bất động sản, có thể sẽ cần những nhịp điều chỉnh về giá và hạ đòn bẩy để hấp dẫn dòng tiền. Thị trường này có thể sẽ cần một khoản thời gian dài hơn”, ông Hoàng Công Tuấn đánh giá.
Nói thêm về thị trường chứng khoán, ông Tuấn cho rằng năm nay nhà đầu tư nên chú ý đến nhóm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản.
“Nhìn từ đây sang năm, mặt bằng lãi suất có thể sẽ hạ thêm, hoặc duy trì như hiện tại. Nhóm cổ phiếu được hưởng lợi đầu tiên và trực tiếp nhất từ sự sôi động hơn của thị trường chứng khoán nói riêng và việc hạ lãi suất nói chung sẽ là ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Các cổ phiếu sản xuất sẽ theo sau, vì còn phụ thuộc vào việc phục hồi kinh tế vĩ mô”, ông Tuấn nhận định.
Chuyên gia này lưu ý, hiện một số cổ phiếu thuộc nhóm “bank – chứng – đất” đã có một nhịp tăng khá mạnh, do đó nhà đầu tư cần cẩn trọng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp bất động sản có thể sẽ có kết quả kinh doanh chưa được khả quan trong năm nay vì lượng tiêu thụ vẫn thấp.
Về nhóm cảng và vận tải biển, kinh tế trưởng MBS cho rằng lợi nhuận nhóm này sẽ yếu đi, kể cả trong bối cảnh hạ lãi suất. Do vấn đề sức mua toàn cầu giảm sút. Đối với nhóm bán lẻ, lợi doanh số quý II hoặc quý III có thể sẽ tốt hơn. Một số doanh nghiệp thuộc ngành này có thể sẽ tạo đáy lợi nhuận trong quý II và quý IV mới có thể ghi nhận sự phục hồi đáng kể.
“Năm nay, thị trường chứng khoán vẫn sẽ tăng, song nhịp tăng sẽ chậm và có những nhịp điều chỉnh. Ngoài ra, cũng sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm ngành, các cổ phiếu”, ông Tuấn đánh giá.